Chụp x -quang, CT ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ con người

Khi thực hiện khám chữa bệnh, bạn có thể được bác sĩ cho chỉ định chụp x quang hoặc chụp CT nếu cần thiết. Vậy chụp x quang hay chụp CT là gì? Chụp x quang, CT ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người. Hãy tìm hiểu ngay sau đây.

Chụp x -quang, CT ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ con người Chụp x -quang, CT ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ con người

1. Chụp X- quang, chụp CT là gì?

Chụp X- quang

  • Tia X hay X quang là một dạng của sóng điện từ và có bức xạ năng lượng cao. Tia x có khả năng xuyên qua nhiều dạng vật chất khác nhau nên chúng được dùng trong chụp ảnh y tế, nghiên cứu tinh thể hay kiểm tra hành lý của hành khách trong ngành hàng không.
  • Chụp x quang là phương pháp sử dụng tia X để lấy lại được các hình ảnh thông qua hệ thống kết nối và xử lý, phương pháp này được sử dụng nhiều trong y học giúp chẩn đoán các bệnh bên trong cơ thể như bệnh về tim mạch, xương khớp...
  • Chụp x -quang sẽ cho hình ảnh 1 lớp.

Chụp CT

  • Chụp CT (hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính) là phương pháp sử dụng nhiều tia X quét lên một vị trí bất kỳ mà bác sĩ cần thăm khám trên cơ thể, kết hợp với hệ thống máy tính xử lý để thu được hình ảnh 2, 3 chiều theo lát cắt ngang của bộ phận cần kiểm tra.
  • Không giống như chụp x quang với hình ảnh một lớp, chụp CT tạo dựng được hình ảnh đa chiều dựa trên nhiều lát cắt x- quang, do vậy phương pháp này có ý nghĩa hơn trong việc chẩn đoán các ca bệnh phức tạp.
  • Máy chụp CT tạo ra bức xạ nhiều hơn so với chụp x- quang thường từ 50-200 lần. Theo như Dr.David J. Brenner, GĐ trung tâm nghiên cứu bức xạ Columbia nói. “Việc tăng cao số ca CT dẫn tới liều bức xạ trung bình người dân Mỹ đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 1980”.
vicare.vn-chup-x-quang-ct-anh-huong-nhu-nao-den-suc-khoe-con-nguoi-body-1

2. Các tia phóng xạ trong y khoa có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Tất cả chúng ta đều được tiếp xúc trong giới hạn an toàn với cả hai nguồn bức xạ đó là bức xạ tự nhiên ( mặt trời, vũ trụ...) và bức xạ nhân tạo, trong đó nguồn bức xạ nhân tạo chiếm khoảng 15% mà chúng ta tiếp xúc với nguồn bức xạ nhân tạo này chủ yếu qua y học như chụp x- quang hay CT.

Theo như bác sĩ Nguyễn Hoàng Sơn, chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho biết, phóng xạ có khả năng phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào và phân tử, làm hư hại các cấu trúc DNA. Các tế bào có DNA bị hư hại sẽ chết đi hoặc thực hiện quá trình sửa chữa. Tùy vào các cấp độ khác nhau mà cơ thể chúng ta sẽ bị ảnh hưởng khác nhau.

Phụ nữ mang thai nếu chiếu xạ cao có thể dẫn đến sảy thai, chết lưu hoặc trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Không những vậy các phóng xạ và chất ung thư còn có mối quan hệ với nhau và đã được khoa học chứng minh. Khi bị tia phóng xạ tác động, các gen ung thư tồn tại sẵn trong tế bào con người không ở dạng hoạt động do đang bị các gen khác ức chế có thể trở thành thể hoạt động và gây bệnh.

3. Chụp X- quang, CT ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?

vicare.vn-chup-x-quang-ct-anh-huong-nhu-nao-den-suc-khoe-con-nguoi-body-2

Như đã giới thiệu, chụp x- quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương mà một số mô cơ quan khác. Do các mô đặc như xương có thể cản tia X lại giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh của xương, răng...

Chụp x- quang không gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người, tuy nhiên do tính độc hại của tia X, nên nếu chụp x- quang trong điều kiện không an toàn, phòng chụp hay các thiết bị không đạt tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y tế và của tổ chức Y tế thế giới thì rất có nguy cơ ảnh hưởng đến người bệnh cũng như nhân viên y tế.

Theo như khuyến cáo của Ủy ban quốc gia về bảo vệ đối với tia phóng xạ của Mỹ thì với mức độ phơi nhiễm từ 5 rad ( đơn vị đo lường của phóng xạ) trở xuống, thì nguy cơ gây hại đối với thai nhi trong bụng mẹ hoàn toàn không xảy ra. Nên nếu bạn đang mang thai thì cũng không cần quá lo lắng vì các tia x- quang dùng trong chẩn đoán y khoa thường không phát ra liều xạ vượt quá 5 rad. Nếu lo lắng thì mẹ bầu có thể lựa chọn siêu âm thay cho chụp x- quang, tuy nhiên trong từng điều kiện cụ thể mẹ bầu sẽ được tư vấn chính xác nhất đề đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Đánh giá về nguy cơ của tia X khi được sử dụng trong chụp CT thì các thông số vẫn ở mức độ cho phép và nguy cơ rủi ro thấp. Cho đến nay, mới ghi nhận được một số nguy cơ có thể xảy ra khi chụp CT như sau:

Phản ứng thuốc cản quang

Thuốc cản quang là chất liệu tương phản tĩnh mạch được sử dụng trong một vài trường hợp, với mục đích là giúp bác sĩ quan sát rõ hơn những bất thường trong cơ thể. Tuy nhiên, thuốc cản quang có thể gây ra tác dụng phụ như cảm giác nóng ran khắp cơ thể, ngứa, phát ban, nổi mẩn... tuy nhiên, các triệu chứng này có thể nhanh chóng biến mất trong thời gian ngắn. Nếu cảm thấy khó chịu thì bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng hỗ trợ cá thuốc giảm triệu chứng.

Nhiễm độc gây suy thận

Đây là nguy cơ rất hiếm gặp khi thực hiện chup CT. trường hợp hiếm này có nguy cơ cao hơn ở những bệnh nhân có tiền sử tiểu đường, mất nước, bệnh nhân đang điều trị suy thận. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, ra đời loại thuốc cản quang Isovue mới thì đã hạn chế được gần như hoàn toàn nguy cơ trên.

Tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư

Trẻ em là đối tượng khá nhạy cảm và cần được cân nhắc kỹ trước khi chụp CT. Do quá trình tiếp xúc với bức xạ khi chụp CT có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư, dù nguy cơ này rất nhỏ. Trẻ em là độ tuổi dễ bị tác động bởi các yếu tố này nhất.

Dù có thể mang lại một số nguy cơ khi chụp x-quang hay CT, tuy nhiên, mỗi phương pháp kỹ thuật đều đóng một vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh của bác sĩ. Bạn cũng không cần quá lo lắng vì với sự tư vấn cụ thể của các bác sĩ thì bạn sẽ được thực hiện các kỹ thuật này một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Xem thêm:

  • Đem theo điện thoai và thẻ ngân hàng khi chụp CT có ảnh hưởng kết quả chụp không?
  • Phát hiện bệnh gout qua xét nghiệm máu
  • Phải làm gì khi ho ra máu, nôn ra thức ăn?