Chứng xuất huyết giảm tiểu cầu
Tiểu cầu là thành phần của máu giúp tạo thành cục máu đông để làm ngưng chảy máu (khi mạch máu bị tổn thương), nếu thiếu tiểu cầu sẽ gây ra tình trạng không hình thành cục máu đông được. Xuất huyết giảm tiểu cầu hay gặp ở trẻ con phải không? Biểu hiện của bệnh ra sao và cách thức điều trị.
Chứng xuất huyết giảm tiểu cầu
Xuất huyết giảm tiểu cầu hay gặp ở trẻ con phải không? Biểu hiện của bệnh ra sao và cách thức điều trị.
Tiểu cầu là thành phần của máu giúp tạo thành cục máu đông để làm ngưng chảy máu (khi mạch máu bị tổn thương), nếu thiếu tiểu cầu sẽ gây ra tình trạng không hình thành cục máu đông được. Đây là một vấn đề khá nghiêm trọng, nếu bị thiếu tiểu cầu nhiều sẽ gây chảy máu khi bị chấn thương hoặc chảy máu tự phát ở mắt, nướu răng hoặc bàng quang. Ở người khỏe mạnh thì số lượng tiểu cầu từ 150.000 - 400.000 trên một microlit, được xem là giảm tiểu cầu khi số lượng dưới 150.000. Thường giảm tiểu cầu không gây ra triệu chứng nào nếu nhẹ.
Khi giảm tiểu cầu nặng thì gây ra một số triệu chứng như: xuất huyết niêm mạc (thường gặp là chảy máu mũi hoặc nướu răng, kết mạc mắt, tiểu ra máu, đi cầu phân đen, ở phụ nữ có thể gặp rong kinh ...); Chảy máu không cầm được khi bị cắt da, mệt mỏi, lách to, vàng da; chấm xuất huyết dưới da (kích thước bằng đầu kim ở chân, không đối xứng) hoặc xuất huyết thành cục dưới da; vết bầm tím ngoài da (do xuất huyết dưới da biến đổi từ đỏ sang tím rồi vàng). Nếu giảm tiểu cầu nặng có thể gây mất máu nhiều sau khi chấn thương (té ngã). Chẩn đoán tình trạng giảm tiểu cầu chính xác nhất là bằng xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi hoặc làm tủy đồ qua kim sinh thiết. Ở trẻ em, bệnh khởi phát đột ngột sau khi nhiễm siêu vi vài tuần trước. Thường gặp ở trẻ từ 3 - 5 tuổi, thường là tình trạng nhẹ và tự giới hạn. Trên 70% các trường hợp bệnh tự hồi phục cho dù có hoặc không điều trị. Ở người lớn thì bệnh khởi phát âm thầm, hay gặp ở phụ nữ từ 30 - 40 tuổi, hầu hết bệnh chuyển thành mãn tính và không tự lui bệnh. Hiện nay, điều trị bệnh giảm tiểu cầu và xuất huyết giảm tiểu cầu có nhiều lựa chọn. Tùy thuộc vào mức độ giảm tiểu cầu và các triệu chứng xuất huyết mà bác sĩ quyết định cách thức điều trị. Mục tiêu điều trị phải đạt được là nâng số lượng tiểu cầu lên đủ để ngăn ngừa xuất huyết nặng ở ruột hoặc não.
Theo SK&ĐS
Xem thêm:
- Xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?