Chữa viêm niệu đạo bằng thuốc bài thuốc dân gian như thế nào?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm niệu đạo, song cách chữa viêm niệu đạo bằng các bài thuốc dân gian được đánh giá khá cao bởi mang lại nhiều ưu điểm. Bài viết sau đây HoiBenh sẽ chia sẻ một số bài thuốc chữa viêm niệu đạo hiệu quả an toàn từ các thảo dược quanh nhà.
Chữa viêm niệu đạo bằng thuốc bài thuốc dân gian như thế nào?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm niệu đạo, song cách chữa viêm niệu đạo bằng các bài thuốc dân gian được đánh giá khá cao bởi mang lại nhiều ưu điểm. Bài viết sau đây, HoiBenh sẽ chia sẻ một số bài thuốc chữa viêm niệu đạo hiệu quả, an toàn từ các thảo dược quanh nhà.
Chữa viêm niệu đạo từ cây kim tiền thảo
Kim tiền thảo có tính mát, vị ngọt cả thân cây đều dùng làm thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông đàm, tán thấp... kim tiền thảo từ lâu đã được dùng để chữa viêm niệu đạo, không những thế còn chữa được sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, sỏi túi mật, vàng da, viêm gan hay viêm thận phù thũng.
Trường hợp bị sỏi đường tiết niệu
- Cách 1: Dùng 500ml nước sắc với 60g kim tiền thảo, đun tới khi còn 150ml nước. Sau đó chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày.
- Cách 2: Dùng 750ml nước nấu với 30g kim tiền thảo, 20g cây râu mèo, 12g rễ cỏ tranh, 10g mã đề sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống trong vòng khoảng 1 tháng bệnh sẽ khỏi.
Trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu
Sử dụng 750ml nước, kim tiền thảo 30g, kim ngân hoa 16g, bồ công anh 16g, mã đề 16g, thổ phụ linh 16g. Sắc tới khi còn 300ml, chia lượng thuốc vừa sắc được thành 2 lần uống trước bữa ăn 1 - 2 tiếng.
Lưu ý, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không được dùng kim tiền thảo để chữa bệnh.
Chữa viêm niệu đạo từ dứa dại
Dứa dại còn được gọi là dứa gai, dứa gỗ, dứa núi, lỗ cổ tử, sơn ba la, dã ba la, lộ đầu từ... Có tên khoa học là Pandanus tectorius Sol.
Đây là loại cây thường mọc ở rừng nơi ẩm ướt, ở các bãi ven biển, rừng ngập mặn. Quả có vị ngọt, tính bình, có tác dụng ích huyết, cường tâm, bổ tỳ vị, tiêu đàm, phá tích trệ, giải độc rượu... Rễ dứa dại có tính mát vị ngọt nhạt, có tác dụng làm tiêu viêm, lợi tiểu, toát mồ hôi, giải nhiệt, giải độc. Đồng thời, còn có tác dụng chữa các bệnh như viêm thận thủy thũng, viêm niệu đạo, viêm gan.
Cách làm: Lấy khoảng 16g rễ dứa dại kết hợp với 12g trạch tả, 16g kim ngân hoa, 12g cam thảo nam, 16g ý dĩ. Trộn chung với nhau và sắc cùng với 750ml nước. Sắc cho tới khi chỉ còn khoảng 300ml là được, chia làm 2 lần uống trước mỗi bữa ăn.
Chữa viêm niệu đạo từ cây mã đề
Cây mã đề có tên khoa học là Plantago major, loại cây này có tính hàn, vị ngọt có tác dụng lợi tiểu chữa các bệnh về viêm niệu đạo. Ngoài ra, mã đề còn có thể dùng để nấu canh, chế biến những món ăn quen thuộc hàng ngày.
Cách thực hiện:
- Kết hợp hạt mã đề và hạt ý dĩ với nhau mỗi loại khoảng 300 – 500g, trộn đều với nhau rồi mang sao chín.
- Sau đó tán bột mịn và sử dụng để uống mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn để tăng hiệu quả cho việc điều trị viêm niệu đạo.
Chữa viêm niệu đạo bằng giá đậu xanh
Giá đậu xanh (giá đỗ) là một nguồn thực phẩm quen thuộc đối với những bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Trong giá đỗ có chứa nhiều vitamin và protein nhưng lượng calo lại thấp, từ quá trình đỗ thành giá là sự chuyển hóa tinh bột thành đường đơn giản giúp cơ thể dễ tiêu hóa, hấp thu. Đồng thời, giá đỗ cũng có tác dụng tiêu viêm, giải độc có thể hỗ trợ điều trị viêm niệu đạo rất hiệu quả.
Cách làm: Lấy khoảng 500g giá đậu xanh ép lấy nước, cho thêm một ít đường trắng vào cho dễ uống. Bài thuốc rất đơn giản và dễ làm nhưng lại có tác dụng hỗ trợ chữa viêm niệu đạo khá hiệu quả.
Chữa viêm niệu đạo từ rau má
Rau má không chỉ là một loại thực phẩm thông dụng, có thể ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, hạ sốt, làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giải độc, táo bón, tim mạch... Ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu nên được dùng để chữa viêm niệu đạo hữu hiệu.
Cách làm rất đơn giản, chỉ cần lấy một ít rau má thêm râu bắp và rễ tranh mỗi loại khoảng 5 - 10g cùng một nhúm hạt mãn đình hồng. Tất cả trộn chung nấu với nước và uống mỗi ngày từ 1 – 2 lần sẽ thấy bệnh cải thiện.
Trên là một vài bài thuốc dân gian chữa viêm niệu đạo để quý độc giả có thể tham khảo. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin và những bài thuốc hay trong tủ thuốc của mình. Ngoài ra, để quá trình chữa trị đạt hiệu quả nhanh, bạn nên giữ vệ sinh tốt vùng kín để giúp rút ngắn thời gian trị bệnh và ngăn bệnh tái phát. Đồng thời cần chăm tập luyện thể dục, thể thao, duy trì thói quen uống nhiều nước (2-3 lít/ngày) và tránh nhịn tiểu quá lâu.
Chúc bạn sức khỏe!
Mai Thùy