Chế độ thai sản khi mang thai đôi như thế nào?

Khi mang thai đôi, ngoài việc mẹ bầu phải luôn cố gắng cung cấp đầy đủ cho thai nhi, sắm đồ cho bé... thì các mẹ cũng đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất về chế độ thai sản khi mang thai đôi để nắm rõ những quyền đặc biệt của mình.

Chế độ thai sản khi mang thai đôi như thế nào? Chế độ thai sản khi mang thai đôi như thế nào?

Khi mang thai đôi, ngoài việc mẹ bầu phải luôn cố gắng cung cấp đầy đủ cho thai nhi, sắm đồ cho bé... thì các mẹ cũng đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất về chế độ thai sản khi mang thai đôi để nắm rõ những quyền đặc biệt của mình.

1. Điều kiện nào được hiểu chế độ thai sản?

Để được hưởng chế độ thai sản nói chung, mẹ bầu cần phải đáp ứng 1 trong những điều kiện sau:

- Trong trường hợp mẹ bầu là: lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhờ mang thai hộ, nhận con nuôi thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh hay nhận nuôi con.

- Nếu trường hợp lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội 12 tháng trở lên, khi mang thai phải nghỉ việc có sự chỉ định của cơ sở khám và điều trị bệnh thì phải đóng bảo hiểm đủ từ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.

- Đặc biệt, nếu lao động đủ điều kiện để chấm dứt hợp đồng lao động trước khi sinh hoặc nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Như vậy, trường hợp lao động nữ đã đóng bảo hiểm từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

2. Chế độ nghỉ cho mẹ bầu khi mang thai đôi

Chế độ nghỉ thai sản được nêu rõ trong chế độ thai sản mới nhất năm 2017 như sau:

- Trong thời gian mang bầu, mẹ được nghỉ khám thai 5 lần , mỗi lần 1 ngày. Trong trường hợp nhà xa cơ sở khám và điều trị thì có thể được nghỉ 2 ngày/lần khám. Ngày nghỉ sẽ được tính vào ngày làm việc, không kể lễ tết hay chủ nhật.

- Mẹ bầu được nghỉ trước và sau thời gian sinh con là 6 tháng, trong đó, thời gian nghỉ trước sinh không quá 2 tháng.

- Với những mẹ bầu mang đa thai, từ bé thứ 2 trở đi, mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.

- Trong những trường hợp đặc biệt khác, nếu mẹ có nhu cầu nghỉ thêm thì có thể xin nghỉ không lượng.

- Nếu mẹ có đủ sức khỏe và trở lại làm việc trước thời gian nghỉ phép thì vẫn được tính lương theo chế độ thai sản cộng thêm tiền lương cho những ngày làm việc của mình.

Như vậy, theo chế độ thai sản, mẹ mang thai đôi sẽ được nghỉ việc có lương tối đa là 7 tháng.

3. Trợ cấp trong chế độ thai sản khi mang thai đôi, đa thai

Căn cứ vào luật bảo hiểm xã hội mới nhất về trợ cấp 1 lần sinh con hoặc nhận nuôi, chế độ trợ cấp được tính như sau:

- Lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nhỏ dưới 6 tháng tuổi sẽ được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi.

- Trường hợp mẹ không tham gia bảo hiểm xã hội mà chỉ có cha tham gia, thì cha sẽ được trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.

Như vậy, nếu mẹ sinh thai đôi thì sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần tương đương với 4 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp luật. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.210.000 đồng. Tương tự, mẹ có thể tự mình tính lương trợ cấp khi mang đa thai.

Như vậy, nếu mẹ mang thai đôi thì sẽ được nghỉ thai sản là 7 tháng, hưởng mức lương 1 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản) cộng thêm trợ cấp 1 lần bằng 4 tháng lương cơ sở tại tháng sinh con.

Mong rằng với những thông tin hữu ích trên đây, mẹ mang thai đôi có thể biết được những quyền lợi đặc biệt vốn có của mình.