Chế độ ăn cho mẹ bầu mang thai đôi
Với những mẹ mang thai đôi cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để thai nhi có thể phát triển đều mà cơ thể mẹ vẫn khỏe mạnh. Các mẹ không nên ăn quá nhiều để tránh tình trạng năng lượng lớn khiến mẹ tăng cân nhanh khiến thai nhi có thể bị nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới vẫn đề nghiêm trọng về sức khỏe của mẹ.
Chế độ ăn cho mẹ bầu mang thai đôi
Với những mẹ mang thai đôi cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để thai nhi có thể phát triển đều mà cơ thể mẹ vẫn khỏe mạnh. Các mẹ không nên ăn quá nhiều để tránh tình trạng năng lượng lớn khiến mẹ tăng cân nhanh và thai nhi có thể gặp nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới vẫn đề nghiêm trọng về sức khỏe của mẹ.
1. Tăng lượng calo nạp vào mỗi ngày
Theo kinh nghiệm dân gian thì hàng ngày bạn sẽ cần tăng lượng calo nạp vào để đảm bảo mức tiêu thụ 600 calo mỗi ngày, tuy nhiên tùy theo tình trạng cơ thể cũng như mức độ hoạt động hàng ngày của mình mà bạn cần bổ sung lượng calo khác nhau, vì thế tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra được mức độ chính xác nhất.
Bạn cũng có thể tính được lượng calo cần cung cấp cho hoạt động hàng ngày bằng cách nhân trọng lượng cơ thể với 40 hoặc 45. Từ phương pháp này, các mẹ có thể cung cấp cho mình lượng calo cần thiết đảm bảo sức khỏe mẹ và bé mà cơ thể mẹ lại không lo bị thiếu hụt hay thừa calo.
Các mẹ không nên ăn quá nhiều để tránh tình trạng năng lượng lớn khiến mẹ tăng cân nhanh và thai nhi có thể gặp nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới vẫn đề nghiêm trọng về sức khỏe của mẹ.2. Ăn thức ăn giàu vitamin và khoáng chất cần thiết
Mang thai đôi đồng nghĩa với việc bạn phải tăng gấp đôi số lượng vitamin và khoáng chất thông thường trong mỗi bữa ăn để bé có thể phát triển khỏe mạnh. Hãy tập trung vào việc đưa lượng axit folic, canxi, magie, kẽm, sắt và một số loại vitamin khác vào cơ thể giúp bé có đầy đủ dưỡng chất thiết yếu để phát triển khỏe mạnh.
Bổ sung protein
Trung bình, một người phụ nữ cần bổ sung khoảng 70g protein mỗi ngày, với những người phụ nữ mang thai lượng protein tăng thêm 25g nữa mới có thể đáp ứng được sự phát triển bình thường của bé. Với những người mang thai đôi, bạn cần tăng thêm 50g mỗi ngày để cả hai thai nhi có đầy đủ protein, giúp bé lớn nhanh và phát triển hoàn thiện các cơ ngay từ lúc còn trong bụng mẹ. Những loại thực phẩm có chứa nhiều protein mà mẹ nên đưa vào bữa ăn gồm: thịt nạc, các loại hạt, sữa chua, sữa, pho mai, đậu hũ. Bên cạnh đó các mẹ cũng nên bỏ qua các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo như mỡ của thịt bò hay thịt lợn, xúc xích, lạp cưởng và thịt hun khói.
Bổ sung sắt
Sắt là chất dinh dưỡng thiết yếu đảm bảo cho sự phát triển bình thường của thai nhi, việc bổ sung sắt trong thời kì mang thai không những có ích cho sự phát triển của bé mà còn giúp thai phụ làm giảm các nguy cơ về bệnh tật như tăng huyết áp, thiếu máu hay sinh non. Vì thế, các mẹ hãy đảm bảo nạp đủ 30mg sắt mỗi ngày thông qua thực phẩm như: thịt đỏ, hải sản, các loại hạt, ngũ cốc bổ sung dinh dưỡng.
Bổ sung vitamin D
Đây là chất dinh dưỡng có lợi trong việc tăng tuần hoàn máu có trong nhau thai, đồng thời có thể giúp thai nhi hấp thụ được lượng canxi trong tử cung của mẹ. Với phj nữa mang thai nên bổ sung từ 600-800IU vitamin D mỗi ngày.
Axit folic
Đây là dưỡng chất giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ, vì thế với 600mg axit folic mỗi ngày là điều không thể thiếu. Mẹ có thể bổ sung dưỡng chất này thông qua các loại vitamin tổng hợp hay trong rau củ, quả như cam, bưởi, măng tây, rau cải.
Canxi
Canxi là thứ không thể thiếu nếu muốn bé có một cơ thể khỏe mạnh và xương rắn chắc. Hãy đảm bảo bạn nạp đủ 1500mg canxi mỗi ngày thông qua các loại sữa và sữa chua.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên bổ sung lượng magie và kẽm vào cơ thể theo lời khuyên của bác sĩ để giảm nguy cơ sinh non và đáp ứng nhu cầu tất yếu cần cho sự phát triển bình thường của trẻ.
3. Đảm bảo bữa ăn có đủ 5 nhóm thức ăn
Hãy đảm bảo rằng trong bữa ăn của bạn có đủ 5 nhóm thức ăn chính gồm: hoa quả, rau củ, hạt, protein và sữa để có thể cân bằng các chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho sự hấp thu của thai nhi.
Mỗi bữa ăn, các mẹ cần nạp đủ 10 loại hạt, 9 phần hoa quả và rau, 4-5 phần protein và 3-4 phần sữa mỗi ngày sẽ giúp cơ thể mẹ không bị thừa hoặc thiếu chất mà cả hai thai nhi đều phát triển bình thường.4. Ăn ít bánh ngọt, bánh quy và đồ chiên
Không nhất thiết bạn phải “cấm khẩu” với thực phẩm này nhưng các mẹ chỉ nên ăn một chút, chỉ ăn khi quá thèm. Không nên nạp những loại thức ăn có chứa nhiều calo vào cơ thể bởi chúng sẽ khiến bạn tăng cân đột ngột lại không có nhiều dưỡng chất cho thai nhi.
Hãy hạn chế bánh kẹo, nước ngọt bởi trong đó có chứa nhiều đường hóa học, tốt nhất hãy ăn những loại thức ăn được chiên lên bằng dầu ô liu, dầu dừa hoặc bơ sẽ an toàn hơn cho cả mẹ và bé.
5. Tránh ăn một số thức ăn trong suốt thời kỳ mang thai
Trong thời gian mang thai đôi, thai phụ cần kiêng một số loại thức ăn như trứng sống hoặc còn lòng đào, thịt sống hoặc thịt tái, sushi, các loại hải sản sống, thịt đông lạnh, trà thảo mộc và những loại phô mai chưa qua khâu tiệt trùng.
6. Viết ra thực đơn ăn hàng ngày
Các mẹ nên tự tạo ra thực đơn hàng ngày cho riêng mình để đảm bảo thai đôi có đủ chất dinh dưỡng, sau đó nên ghi lại xem mình ăn được bao nhiều trong 5 nhóm thức ăn và đánh dấu lượng thức ăn còn thiếu ở mỗi bữa.
Lên danh sách để đi chợ theo hướng nhất định sẽ giúp bạn giảm những bữa ăn không lành mạnh, đồng thời có thể bổ sung đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu thông qua những món ăn hàng ngày.