Chạy thận nhân tạo là bệnh gì?

Chạy thận nhân tạo được sử dụng để điều trị các bệnh tật mà ở đó thận của cơ thể không thực hiện được chức năng của nó- Nghĩa là máu sẽ ứ các chất thải, thừa, độc hại mà không thải ra ngoài cơ thể được. Một số bệnh cần chạy thận nhân tạo mà chúng ta thường hay gọi là Bệnh chạy thận nhân tạo. Vậy chạy thận nhân tạo là bệnh gì?

Chạy thận nhân tạo là bệnh gì? Chạy thận nhân tạo là bệnh gì?

Chạy thận nhân tạo là gì?

Chạy thận nhân tạo là một phương pháp điều trị, có bản chất là thay thế chức năng của thận nếu như hai quả thận trong cơ thể của chúng ta ngưng hoạt động. Có 2 hình thức của chạy thận nhân tạo:

  • Lọc máu: Máu của cơ thể chúng ta được dẫn ra máy lọc ở bên ngoài cơ thể, rửa sạch rồi sau đó trả lại máu cho chúng ta.
  • Lọc màng bụng: Máu của cơ thể chúng ta được rửa lọc sạch tại bên trong cơ thể. Một chất lỏng đặc biệt được đặt trong ổ bụng của chúng ta để hấp thu các chất thải, thừa, độc hại ở trong máu. Chất lỏng này sau đó sẽ được dẫn lưu ra ngoài.
ViCar.vn-chay-than-nhan-tao-la-benh-gi-body-2
Chạy thận nhân tạo là một phương pháp điều trị, có bản chất là thay thế chức năng của thận

Chạy thận nhân tạo là bệnh gì?

Nếu như thận của chúng ta bị hư hại rất nghiêm trọng và đạt đến ngưỡng mà thận không còn đủ khỏe mạnh để thực hiện chức năng của chúng, thì chúng ta sẽ cần được chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Chúng ta thường sẽ bắt đầu chạy thận nhân tạo khi chúng ta có các triệu chứng hoặc chỉ số xét nghiệm cho thấy nồng độ của các độc chất tăng trong máu. Các triệu chứng của suy thận bao gồm: buồn nôn, chóng mặt, phù cơ thể.

Bác sĩ sẽ cho chúng ta biết khi nào chúng ta nên được chạy thận nhân tạo. Bác sĩ cũng sẽ giải thích hình thức chạy thận nhân tạo phù hợp với tình trạng bệnh của chúng ta.

ViCar.vn-chay-than-nhan-tao-la-benh-gi-body-3
Các triệu chứng của suy thận bao gồm: buồn nôn, chóng mặt, phù cơ thể.

Chạy thận nhân tạo hoạt động như thế nào?

Đối với lọc máu

Đầu tiên, chúng ta sẽ cần một thủ thuật xâm lấn nhỏ để tạo ra đường truyền tiếp cận giữa dòng máu trong cơ thể với máy lọc thận. Đường truyền có thể được thành lập qua 2 cách:

  • Tạo đường dò động mạch- tĩnh mạch (A-V fistula): Một động mạch và tĩnh mạch ở dưới da sẽ có một đường thống nối (bình thường động mạch và tĩnh mạch không đường thông nối với nhau) ở vị trí cánh tay của chúng ta, thường là ở tay không thuận. Một đường dò đông mạch- tĩnh mạch cần khoảng 6 tuần hoặc hơn để lành trước khi nó có thể được bắt đầu sử dụng cho việc chạy thận nhân tạo. Và từ lúc bắt đầu có thể được sử dụng, đường dò động mạch- tĩnh mạch này sẽ hoạt động được trong nhiều năm.
  • Đặt ống thông nhân tạo động mạch- tĩnh mạch (AV graft): một ống nhưa sẽ được sử dụng để nối một động mạch và tĩnh mạch dưới da. Ống thông này chỉ cần 2 tuần để có thể bắt đầu sử dụng, nghĩa là chúng ta sẽ sớm được lọc máu hơn. Tuy nhiên, ống thông này thì không sử dụng lâu dài như đường dò A-V fistula, chúng ta sẽ cần một ống thông mới sau vài năm.

Nguy cơ nhiễm trùng thì cao hơn đối với đặt ống thông nhân tạo động mạch- tĩnh mạch, chúng ta cũng cần phải tái khám bác sĩ thường xuyên hơn để bảo đảm là ống thông vẫn mở (vì nếu đóng thì việc chạy thận nhân tạo không diễn ra được).

Đường truyền tĩnh mạch trung tâm (central venous catherter): Đây là phương pháp được lựa chọn nếu chúng ta cần được chạy thận nhân tạo cấp cứu. Một ống dẻo (catherter) được đặt vào trong lòng tĩnh mạch ở cổ, phía dưới xương đòn, hoặc ở vùng bẹn. Đường truyền này chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn.

Trong suốt quá trình chạy thận nhân tạo, chúng ta sẽ ngồi hoặc dựa lưng vào ghế. 2 kim ở cánh tay của bạn sẽ được cố định nối với đường truyền tĩnh mạch trung tâm. Một bơm trong máy chạy thận nhân tạo sẽ từ từ lấy máu trong cơ thể chúng ta, sau đó gửi máu đến một máy khác gọi là máy lọc (dialyzer). Máy này hoạt động như một quả thận và lọc các chất độc, thừa thải như muối nước. Máu đã được lọc sau đó được trả về cơ thể bởi kim còn lại.

Chúng ta sẽ cần chạy thận nhân tạo bằng lọc máu 3 lần một tuần, mỗi lần liệu trình kéo dài từ 3 đến 5 giờ đồng hồ.

Chúng ta có thể vừa đọc báo, xem TV trong khi lọc.

ViCar.vn-chay-than-nhan-tao-la-benh-gi-body-4
Chúng ta sẽ cần chạy thận nhân tạo bằng lọc máu 3 lần một tuần

Đối với lọc màng bụng

Hình thức chạy thận nhân tạo này sử dụng màng bao bọc ổ bụng để lọc máu của chúng ta. Một vài tuần trước khi lọc màng bụng, một đường truyền sẽ được đặt gần rốn. Sau khi vùng này lành, chúng ta sẽ sử dụng đường truyền để vận chuyển dụng dịch lọc móc từ một túi bên trong bụng của chúng ta. Chất lỏng đặc biệt này chứa nước, muối và các chất khác. Nó trộn lẫn với các chất thải và dịch thừa của cơ thể. Sau một vài giờ đồng hồ, bạn sẽ dẫn lưu tạp dịch này vào một túi khác. Đây gọi là quá trình trao đổi.

Những lưu ý khi chạy thận nhân tạo?

Chạy thận nhân tạo không gây đau. Nếu bạn thấy đau trong và sau khi lọc thận, hãy báo với bác sĩ ngay. Bạn có thể gặp tác dụng phụ. Hạ huyết áp là một biểu hiện phổ biến. Bạn có thể thấy buồn nôn, nôn, da khô và ngứa, chuột rút, và cảm thấy rất mệt.

Bạn có thể giảm gặp các tác dụng phụ bằng việc cẩn thận trong ăn uống. Bác sĩ có thể tham vấn lượng dịch, protein, và muối bạn nên tiêu thụ. Hãy tránh xa các thứ có thể độc thận của bạn, như rượu, hút thuốc lá, thuốc phiện.

Chạy thận nhân tạo làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hãy sử dụng các mẹo sau để khỏe mạnh:

  • Hãy kiểm tra vùng đặt đường truyền mỗi ngày, xem nó có sưng nóng đỏ đau hay không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào, hãy báo với bác sĩ.
  • Hãy thay băng keo chỗ dán đường truyền để bảo đảm nó sạch và khô.
ViCar.5n-chay-than-nhan-tao-la-benh-gi-body-1
Chạy thận nhân tạo không gây đau

Bệnh nhân có thể ngưng chạy thận nhân tạo được không?

Chạy thận nhân tạo là để duy trì hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng chúng ta có thể chọn tiếp tục hoặc ngưng bất kỳ lúc nào. Nếu bạn ngưng, hãy chắc chắn rằng là bạn có tham vấn bác sĩ bằng những phương pháp điều trị khác (nếu có).

Nếu như bạn muốn ngưng chạy thận nhân tạo bởi vì bạn thấy buồn hoặc xấu hổ, bác sĩ có thể sẽ tham vấn cho bạn. Hãy chia sẻ cảm xúc của mình, có thể uống thuốc chống trầm cảm.

Chạy thận nhân tạo không dành cho tất cả mọi người, nó chỉ dành cho bệnh nhân cao tuổi hoặc những bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng.

Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị giúp thay thế hoạt động chức năng của thận, nghĩa là lọc các chất thải, thừa, độc hại tích tụ ở trong máu ra khỏi cơ thể. Nó được thực hiện ở các bệnh nhân mà chức năng thận bị giảm nặng hoặc mất hẳn. Tùy tình trạng bệnh cần được chạy thận cấp cứu hay theo chương trình, và tùy theo hình thái mạch máu của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ tham vấn hình thức chạy thận nhân tạo và cách tạo đường truyền phù hợp.

Xem thêm:

  • Điều trị chạy thận nhân tạo cho các bệnh nhân suy thận
  • Thoát khỏi "bản án" chạy thận nhờ uống Ích Thận Vương
  • Chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận nhân tạo bạn nên tham khảo