Chấn thương gân kheo bao lâu thì khỏi?

Người chơi thể thao, đặc biệt các môn liên quan đến chạy, nhảy rất dễ bị chấn thương gân kheo. Gân kheo là gân nằm ở sau đùi, và dễ bị chấn thương khi chịu áp lực lớn đột ngột hoặc trong một thời gian dài. Vậy thì chấn thương gân kheo bao lâu thì khỏi?

Chấn thương gân kheo bao lâu thì khỏi? Chấn thương gân kheo bao lâu thì khỏi?

Người chơi thể thao, đặc biệt các môn liên quan đến chạy, nhảy rất dễ bị chấn thương gân kheo. Gân kheo là gân nằm ở sau đùi, và dễ bị chấn thương khi chịu áp lực lớn đột ngột hoặc trong một thời gian dài. Vậy thì chấn thương gân kheo bao lâu thì khỏi?

Các cấp độ của chấn thương gân kheo

Gân kheo là gân nằm ở sau đùi, có nhiệm vụ liên kết các nhóm cơ bắp với xương, và giúp tương trợ các khối cơ và xương khi hoạt động, giảm bớt lực tác động lên từng bộ phận riêng lẻ. Do nhiệm vụ này, gân kheo rất dễ bị chấn thương nếu như áp lực không được chia đều trên các nhóm cơ. Một trong những nguyên nhân gây chấn thương gân kheo là các hoạt động thể thao liên quan đến chạy nhảy như bóng đá, điền kinh, nhảy cao, ... Trong các hoạt động này, khi vận động viên bất ngờ tăng tốc, các cơ chịu tác động bất ngờ có thể khiến gân bị chấn thương. Bên cạnh đó, các hoạt động kéo, co cơ trong một thời gian dài cũng tạo áp lực lớn lên gân kheo, dễ dẫn đến chấn thương.

Chấn thương có thể chia làm ba mức độ là:

  • Cấp độ 1: bị căng cơ, vết rách rất nhỏ.
  • Cấp độ 2: rách một phần cơ.
  • Cấp độ 3: nghiêm trọng, cơ bắp hoàn toàn bị rách và có thể cần phải phẫu thuật.

Chấn thương gân kheo bao lâu thì khỏi?

Tùy thuộc vào mức độ của chấn thương, có thể mất từ 6 tuần đến 18 tuần gân kheo mới hồi phục. Nếu như chấn thương ở mức độ vừa phải, gân kheo có thể tự lành lại. Trong thời gian này, bạn cần phải nghỉ ngơi và chườm đá để giảm đau. Nên quấn băng đàn hồi xung quanh chân để hạn chế sưng. Bạn có thể đặt một cái gối dưới đùi để nâng chân lên. Trong trường hợp cơn đau quá sức chịu đựng, bạn có thể dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và acetaminophen.

Nếu chấn thương nặng, vùng bị chấn thương quá đau, và triệu chứng không có vẻ thuyên giảm theo thời gian, bạn cần đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng chấn thương bằng cách dùng chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như X-quang để xem thử có mảnh xương nhỏ bị vỡ ra ở gần các cơ hay không. Ngoài ra, có thể sử dụng các phương pháp khác như siêu âm và chụp cộng hưởng từ (MRI) để cho kết quả rõ ràng hơn.

vicare.vn-chan-thuong-gan-kheo-bao-lau-thi-khoi-body-1

Phòng tránh chấn thương gân kheo

Sau khi hồi phục chấn thương, bạn nên làm theo các chỉ dẫn sau để tránh bị chấn thương gân kheo lại:

  • Ngừng các hoạt động có thể gây đau vùng bị chấn thương cho đến khi bác sĩ cho phép hoạt động bình thường trở lại.
  • Tập luyện lại từ từ các bài tập giãn cơ và tăng cường sức mạnh cho cơ.
  • Sử dụng đúng các kỹ thuật khi chơi thể thao.
  • Thực hiện các bài tập khởi động và dãn cơ trước khi bắt đầu chơi thể thao.
  • Thường xuyên xoa bóp vùng chân để giúp dãn cơ.
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp ở đùi, xương chậu, lưng dưới để cân bằng cơ bắp.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để cơ và xương chắc khỏe hơn.

Xem thêm:

  • Những sự thật về cơ xương khớp cần nhận ra
  • Một số bệnh lý viêm gân thường gặp nhất
  • Cách chữa bệnh bong gân ngón chân