Chẩn đoán sớm bệnh giang mai qua xét nghiệm TPHA

Giang mai là một loại bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, lây từ mẹ sang con. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho mọi cơ quan trong cơ thể, vì vậy việc phát hiện bệnh sớm qua các xét nghiệm là rất cần thiết. Đặc biệt là chẩn đoán bệnh giang mai qua xét nghiệm TPHA – xét nghiệm đặc hiệu.

Chẩn đoán sớm bệnh giang mai qua xét nghiệm TPHA Chẩn đoán sớm bệnh giang mai qua xét nghiệm TPHA

Sơ lược về bệnh giang mai

Bệnh giang mai được liệt vào một trong những bệnh xã hội khá nguy hiểm mà ai cũng biết, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục và do xoắn khuẩn Treponema Pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra.

Đường lây truyền của bệnh giang mai có thể được kể đến là qua da và niêm mạc bị xây xát, qua đường máu, quan hệ tình dục với người đang mắc bệnh giang mai trong thời kì lây bệnh, qua hôn và lây cho trẻ em đang bú sữa mẹ.

Giai đoạn đầu của bệnh thường có biểu hiện là những vết loét tại bộ phận sinh dục, tuy nhiên thì nó không hề gây đau nên nhiều người tưởng là loét thông thường nên dễ bỏ qua.

Khi xoắn khuản giang mai đã đi thẳng trực tiếp vào máu thì sẽ xuất hiện những tổn thương trực tiếp trên da. Tuy nhiên thì những triệu chứng lại cũng sẽ tự mất mà không cần điều trị nên người bệnh càng chủ quan, một khi nó tái xuất hiện lại thì bệnh đã càng ngày càng nặng hơn.

Khi có biểu hiện bị tổn thương tại các phủ tạng như tim, gan, cơ, xương, thần kinh... thì cũng là lúc bệnh đã vào những giai đoạn cuối.

vicare.vn-chan-doan-som-benh-giang-mai-qua-xet-nghiem-tpha-body-1

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai

Xét nghiệm khi không có biểu hiện trong giai đoạn sớm

Chẩn đoán bệnh giang mai tương đối phức tạp. Lý do là vì cơ thể con người chưa tạo ra kháng thể kháng lại xoắn khuẩn giang mai, mà loại xoắn khuẩn này thì lại không thể nuôi cấy trong các môi trường nhân tạo.

Cách chẩn đoán tương đối nhất là soi xoắn khuẩn trên kính hiển vi lấy từ các vết loét giang mai, dịch âm đạo ở phụ nữ, dịch niệu đạo ở nam giới để tìm xoắn khuẩn giang mai .

Xét nghiệm khi có biểu hiện - xét nghiệm phản ứng RPR và TPHA

Phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai khi có những biểu hiện nghi ngờ thường là xét nghiệm Rapid Plasma Reagin (RPR) và xét nghiệm Treponema Pallidum Haemagglutination Assay (TPHA). Trong đó RPR là xét nghiệm không đặc hiệu, và TPHA là xét nghiệm đặc hiệu.

Xét nghiệm RPR có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh giang mai và chủ yếu được áp dụng với những người có các triệu chứng bệnh liên quan đến lây truyền qua đường tình dục. Nếu kết quả RPR là âm tính (-) thì không bị giang mai, trường hợp RPR cho kết quả dương tính (+) thì có thể đã bị giang mai.

Tuy nhiên, không phải lúc nào xét nghiệm RPR cũng chính xác. Ở những người mắc giang mai giai đoạn đầu hoặc giai đoạn giang mai kín, kết quả vẫn có thể cho RPR(-).

Xét nghiệm TPHA

Chẩn đoán bệnh giang mai qua xét nghiệm TPHA là loại xét nghiệm áp dụng sau khi có kết quả xét nghiệm RPR là RPR(+).

Nếu cho kết quả TPHA (+) thì khả năng bị giang mai là rất cao và tỉ lệ thường là 100%.

Xét nghiệm RPR

Được dùng chủ yếu để theo dõi những biến chứng có thể xảy ra trong quá trình điều trị giang mai. Lượng kháng thể trong xét nghiệm RPR sẽ giảm xuống khi việc điều trị có xu hướng tốt và hiệu quả, và ngược lại.

Ngoài ra, ở các trường hợp giang mai thần kinh thì người bệnh cần phải được làm xét nghiệm kháng thể xoắn khuẩn giang mai trong dịch não tủy (RPR dịch não tủy). Trong một vài trường hợp, bệnh có biểu hiện kết quả xét nghiệm là dương tính giả do người bệnh mắc ung thư, do tuổi tác, do trạng thái sinh lý, hoặc thai phụ...

vicare.vn-chan-doan-som-benh-giang-mai-qua-xet-nghiem-tpha-body-2

Phương pháp phòng ngừa bệnh giang mai

- Người bệnh phải liên tục theo dõi những động thái, diễn biến bệnh để có thể kịp thời phòng ngừa sự lây lan và tìm phương hướng điều trị nhanh nhất.

- Thiết lập và duy trì một lối sống tình dục lành mạnh, không quan hệ tình dục với nhiều người, chung thủy một vợ - một chồng. Nên sử dụng bao cao su trong khi quan hệ.

- Phụ nữ nhất định cần điều trị khỏi hẳn bệnh giang mai trước khi mang thai. Khi phát hiện mình đang bị bệnh giang mai thì không nên có con. Khả năng cao sẽ gây nên một số biến chứng cho thai nhi như sẩy thai, thai chết lưu, và một số dị tật bẩm sinh khác.

- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần.

Giang mai là một bệnh xã hội có tính chất nguy hiểm chỉ xếp sau HIV. Chẩn đoán bệnh giang mai qua xét nghiệm TPHA là phương pháp hữu hiệu nhất có kết quả rất chính xác để xác định bạn có mắc bệnh hay không.

Xét nghiệm chẩn đoán giang mai tại HoiBenh Home

Với xét nghiệm chẩn đoán giang mai, không phải ai cũng muốn đến bệnh viện làm, một phần vì e ngại, không muốn công khai lý lịch cá nhân, một phần vì bệnh viện luôn quá tải, sẽ rất mất công phải chờ đợi đến lượt. Vậy tại sao không chọn xét nghiệm tại nhà?

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mắc bệnh giang mai bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng.

vicare.vn-chan-doan-som-benh-giang-mai-qua-xet-nghiem-tpha-body-3

Hiện HoiBenh Home cung cấp xét nghiệm chỉ số TPHA giúp phát hiện kháng thể kháng xoắn khuẩn giang mai trong huyết tương (huyết thanh) của người bệnh bị giang mai.

Chi phí xét nghiệm TPHA

  • Giá xét nghiệm TPHA của HoiBenh Home đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 89,000 đồng.
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501

Xem thêm:

  • Sự nguy hiểm khi bị mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai
  • Bệnh giang mai có lây qua đường miệng không?