Chẩn đoán bệnh áp xe phổi bằng phương pháp gì?

Áp xe phổi với hai biến chứng nguy hiểm nhất là gây hoại tử hoặc trào mủ gây tắc nghẽn đường hô hấp, dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán kịp thời, việc điều trị áp xe phổi sẽ không quá phức tạp và tốn kém, có thể kiểm soát và loại bỏ triệt để vùng nang phổi

Chẩn đoán bệnh áp xe phổi bằng phương pháp gì? Chẩn đoán bệnh áp xe phổi bằng phương pháp gì?

chứa mủ (áp xe). Vậy phương pháp nào giúp chẩn đoán được bệnh áp xe phổi để giúp người bệnh phát hiện sớm và điều trị?

Bệnh áp xe phổi là bệnh gì?

Áp xe phổi là bệnh nhiễm trùng phổi. Bệnh gây ra tình trạng sưng mủ, hoại tử mô phổi và hình thành của các khoang chứa các mảnh vụn hoại tử hoặc dịch do bị nhiễm vi sinh vật. Sự hình thành của nhiều áp xe có thể dẫn đến viêm phổi hoặc hoại tử phổi.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh áp xe phổi

Các triệu chứng của bệnh áp xe phổi thường phát triển trong vòng vài tuần đến vài tháng bao gồm: sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, ho có mùi hôi và nước bọt có vị khó chịu. Bệnh nhân thường mệt mỏi, yếu ớt, chán ăn và sút cân. Thỉnh thoảng có thể xảy ra nước bọt có lẫn máu và đau ngực trở nên nặng hơn do ho hoặc hít thở sâu. Bệnh nhân có thể có nhịp tim nhanh, thở gấp, thở khò khè và tràn dịch màng phổi.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

vicare.vn-chan-doan-benh-ap-xe-phoi-bang-phuong-phap-gi-body-2

Nguyên nhân gây ra bệnh áp xe phổi

Nguyên nhân chủ yếu hình thành áp xe phổi là hít phải dị vật. Các dị vật thường là thức ăn, thức uống, chất nôn ra hoặc chất bài tiết từ miệng được hít vào phổi. Sưng, viêm phổi và hình thành áp xe có thể xảy ra trong 7-14 ngày. Đột quỵ, động kinh, lạm dụng thuốc, nghiện rượu, các bệnh về răng miệng, khí thũng, ung thư phổi và rối loạn thực quản có thể dẫn đến tình trạng hít phải dị vật.

Vi khuẩn gây ra áp xe phổi thường kỵ khí (không cần oxy để phát triển) và bắt nguồn từ miệng. Các vi sinh vật khác như động vật kí sinh và nấm cũng có thể làm phổi bị nhiễm trùng và gây ra áp xe.

Chẩn đoán bệnh áp xe phổi bằng phương pháp

Áp xe phổi là tình trạng phổi có chứa một hoặc nhiều những nang nhỏ có chứa mủ, đường kính khoảng dưới 2 cm hoặc lớn hơn, biến chứng nghiêm trọng nhất mà áp xe phổi gây ra là viêm phổi hoại tử. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm, bệnh nhân áp xe phổi sẽ được áp dụng phác đồ điều trị kịp thời, giúp kiểm soát và loại bỏ hoàn toàn áp xe phổi.

X quang phổi chẩn

Cơ thể nếu có các dấu hiệu như sốt cao, người rét run, kèm theo các triệu chứng ho đau tức vùng ngực, ho ra mủ, ho có đờm, có mùi hôi thối rất khó chịu. Lúc này cần tiến hành chụp X quang phổi chẩn, nếu có áp xe phổi, khi chụp phim sẽ phát hiện hình ảnh khí – nước đông đặc, có một thành dày với các mực nước khác nhau. Thông thường áp xe phổi có đường kính khoảng 4 – 6 cm.

Chụp cắt lớp vi tính

Chụp cắt lớp vi tính ngực giúp xác định chính xác vị trí áp xe phổi, xác định đường kính áp xe, xác định các áp xe nhỏ không phát hiện được khi chụp X-quang. Ngoài ra, khi chẩn đoán bằng phương pháp này còn giúp nhận biết được tình trạng tổn thương phổi, có bị tràn dịch màng phổi hay không.

Chẩn đoán xác định vi khuẩn học

Dùng đờm, mủ của bệnh nhân khi ho ra để xét nghiệm, phân tích vi khuẩn; hoặc có thể trực tiếp vào ổ áp xe qua thành ngực lấy dịch mủ, hoặc nội soi ống mềm lấy đờm mủ để tìm nguyên nhân.

Xét nghiệm khác

Một số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, phản ứng phát hiện trùng amip, cụ thể

– Nếu nghi ngờ áp xe phổi gây nhiễm trùng máu, có thể thực hiện xét nghiệm công thức máu (xét nghiệm bạch cầu > 1500, bạch cầu đa nhân tăng cao), xét nghiệm tốc độ máu lắng cao, cấy máu xác định nhiễm trùng đường huyết.

– Thực hiện phản ứng miễn dịch huỳnh quang để phát hiện áp xe phổi do amip.

Bên trên là một vài thông tin về căn bệnh áp xe phổi cũng như triệu chứng dễ nhận biết của bệnh. Người bệnh có thể lựa chọn cho mình phương pháp chẩn đoán hiệu quả nhất để phát hiện bệnh kịp thời, điều trị kịp thời sẽ mang lại kết quả khả quan hơn.

Chúc bạn sức khỏe!