Chăm sóc vết mổ đẻ như thế nào?
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển nên việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn, giảm các nguy cơ biến chứng do đẻ khó, thai to... gây ra, những nguy cơ đó được giải quyết bằng phương pháp đẻ mổ để giảm thiểu rủi ro, mẹ bầu sợ đẻ. Vậy sau khi mổ cần chăm sóc vết mổ như thế nào?
Chăm sóc vết mổ đẻ như thế nào?
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển nên việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn, giảm các nguy cơ biến chứng do đẻ khó, thai to... gây ra, những nguy cơ đó được giải quyết bằng phương pháp đẻ mổ để giảm thiểu rủi ro, mẹ bầu sợ đẻ. Vậy sau khi mổ cần chăm sóc vết mổ như thế nào?
Đây không phải là một ca phẫu thuật quá phức tạp, thông thường từ 5-6 ngày có thể xuất viện và từ 7-8 ngày có thể cắt chỉ nhưng không phải vì thế mà chị em lơ là không chăm sóc vết mổ dẫn đến tình trạng vết mổ bị nhiễm trùng và bị đau nhức về sau. Những hướng dẫn về cách chăm sóc vết mổ đẻ dưới đây có thể giúp các mẹ có kiến thức đầy đủ hơn về việc mổ đẻ.
Các di chứng mà vết mổ để lại
Bạn cần biết rằng, sinh mổ cũng không khác gì sinh thường, sau sinh các mẹ sẽ cảm thấy xuất hiện sản dịch, đau do co bóp tử cung, chảy máu, đau đớn và mệt mỏi,
Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy đau đớn từ vết mổ, có lẽ còn đau hơn những cơn đau đẻ bình thường. Tuy nhiên, những cơn đau chỉ kéo dài từ 4-5 ngày. Dù sau có hết đau nhưng thay vào đó sẽ phả đối mặt với cảm giác khó chịu, ngứa ngáy trong những ngày tháng sau này.
Trong thời gian đợi vết mổ hồi phục, bạn cần phải chú ý đến các hoạt động như cúi xuống hay đứng lên ngồi xuống. Ngoài ra, tình trạng táo bón ở bà đẻ cũng gây ảnh hưởng đến vết mổ.Chăm sóc vết mổ như thế nào?
Tuần lễ đầu sau sinh
Chăm sóc vết mổSau khi sinh, các mẹ cần nhận được sự chăm sóc từ bác sĩ chuyên khoa với các loại thuốc giảm đau, sát trùng. Bạn yên tâm là việc sử dụng thuốc không ảnh hưởng đến sữa của bạn nên hãy cho con bú sau sinh càng sớm càng tốt.
Chỉ trong trường hợp vết mổ khiến sản phụ đau quá không chịu được nữa mới nên nói với bác sĩ để họ cho thuốc giảm đau an toàn với sản phụ.
Trong những ngàu đầu mới sinh, các mẹ nên chú ý đến chế độ ăn dinh dưỡng. Chỉ nên uống nước lọc, nước đường, cháo loãng, cho tới khi bạn bắt đầu xì hơi được mới ăn sữa, phở, mì.
Từ ngày thứ hai trở đi, các bà được ăn uống bình thường, tăng cường các thức ăn giàu đạm và canxi, đồng thời uống nhiều nước để có nhiều sữa cho con bú.
Vận động, nghỉ ngơiSau sinh mổ, các bà mẹ cần dành thời gian để nghỉ ngơi, nên nằm nghiêng sang một bên để tránh tình trạng bị đau do tử cung co thắt và tránh bị nôn. Khi cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn, các bà mẹ nên ngồi dậy, tập đi lại nhẹ nhàng để khí huyết được lưu thông, tránh tình trạng tắc ruột và viêm tắc tĩnh mạch.
Tuần thứ hai trở đi sau sinh mổ
Chăm sóc vết mổKhi mổ đẻ bước sang tuần thứ hai, các mẹ sẽ đến gặp bác sĩ để xem xét vết mổ nếu khô sạch thì có thể cắt chỉ được, còn đối vơi các mẹ khâu chỉ tự tiêu (chỉ thẩm mỹ) thì không cần cắt chỉ. Trong thời gian này, nên lau người bằng nước ấm, hoặc tắm nhanh chóng tránh tình trạng ngâm người trong bồn quá lâu làm ướt vết mổ. Sau khi tắm rửa xong thì cần dùng bông sạch thấm khô vết mổ, để hở vết mổ không cần băng kín, để cho vết mổ luôn khô sạch.
Chế độ ăn dinh dưỡngCác mẹ nên tăng cường ăn cam, quýt, bưởi, cà rốt... nhằm cung cấp vitamin A, B, C có vai trò kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, giảm sự viêm nhiễm nhiễm trùng cho vết mổ.
Vitamin K và các yếu tố vi lượng như canxi, kẽm, sắt, đồng có vai trò chính trong việc cầm máu, tạo máu và làm lành vết mổ như trứng, sữa...
Protein là nguyên liệu chính tạo ra tế bào mới hình thành lớp da non và làm liền vết mổ. Vì vậy, nên cung cấp cho cơ thể khoảng 200g thức ăn chứa protein như thịt, cá, trứng, sữa, đậu...
Một số lưu ý với bà mẹ sơ địa sẹo lồiSẹo lồi là vết mổ sau khi liền sẽ lồi hẳn ra khỏi da, có màu sắc sẫm hoặc tím hơn, khi động vào có thể đau và ngứa, nó tồn tại với thời gian, không có xu hướng giảm đi mà còn phát triển hơn buộc phải cắt đi do di truyền hoặc do cơ địa của mỗi người.
Với sẹo lỗi, cần thay băng hàng ngày rửa vết mổ bằng dung dịch Betadine để tránh nhiễm trùng.Đặc biệt chú ý
Sau khi sinh mổ, các mẹ cần hết sức phòng tránh cảm cúm, hạn chế tối da tiếp xúc với người bị cảm. Vì nếu bị cảm cúm trong lúc này, sức đề kháng yếu sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ lành của vệt mổ và gây nhiễm trùng.
Để vết mổ được lành tốt không nên bôi bất kỳ thuốc gì mà không được sự cho phép của bác sĩ
Khi vết mổ xuất hiện biến chứng như sưng hoặc tấy đỏ có dịch hoặc máu chảy ra từ vết mổ hoặc bị sốt, sản dịch hôi... sản phụ nên tái khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.