Cha mẹ cần làm gì để tránh tình trạng dậy thì muộn ở bé trai

Dậy thì muộn có ảnh hưởng tới thể chất và các đổi biến quan trọng trong cơ thể bé trai. Dậy thì muộn có thể do nhiều yếu tố khác nhau và quan trọng nhất cần phân biệt với các trường hợp suy sinh dục ở trẻ nam giới do một số nguyên nhân như: suy tuyến giáp, teo tinh hoàn, hội chứng Klinefelter, tinh hoàn trong ổ bụng...

Cha mẹ cần làm gì để tránh tình trạng dậy thì muộn ở bé trai Cha mẹ cần làm gì để tránh tình trạng dậy thì muộn ở bé trai

95% số bé trai dậy thì khoảng từ 9- 14 tuổi. Những bé trai được coi là dậy thì muộn khi sau 14 tuổi chưa có các dấu hiệu dậy thì.

Theo các bác sĩ tại Trung tâm Nam học - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, dậy thì muộn có ảnh hưởng tới thể chất và các đổi biến quan trọng trong cơ thể bé trai. Dậy thì muộn có thể do nhiều yếu tố khác nhau và quan trọng nhất cần phân biệt với các trường hợp suy sinh dục ở trẻ nam giới do một số nguyên nhân như: suy tuyến giáp, teo tinh hoàn, hội chứng Klinefelter, tinh hoàn trong ổ bụng.... Vậy cha mẹ cần làm gì, cho bé ăn gì để tránh tình trạng dậy thì muộn ở bé trai?

Giúp con tránh xa những đồ ăn gây dậy thì muộn

Nếu con bạn đang ở độ tuổi dậy thì bạn không nên chọn những thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày, vì nó có thể qua trình dậy thì bị trì trệ.

Kẹo bánh, đồ uống có ga, thức ăn nhanh

Các bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng mỡ máu, bệnh thận... cũng là một trong những lý do cơ bản gây nên quá trình dậy thì muộn ở bé trai. Vậy nên, chúng ta cần hạn chế ăn bánh kẹo, đồ ngọt, đồ uống có ga để tránh nguy cơ bị tiểu đường.

Bên cạnh đó, bạn nên duy trì cho con một chế độ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, sinh hoạt điều độ để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, duy trì cân nặng lý tưởng, từ đó sẽ giúp cho quá trình dậy thì diễn ra thuận lợi hơn.

Rượu, bia, thuốc lá

Hút thuốc gây rối loạn chức năng cương dương. Tinh trùng của nam giới hút hay nghiện thuốc lá có hình thể khá bất thường và thường di chuyển chậm hơn so với những người không hút hay nghiệm thuốc. Nghiên cứu chỉ ra rằng: Các bé trai lớn lên trong môi trường có nhiều khói thuốc (hút thuốc thụ động) có tỷ lệ dậy thì muộn cao hơn rất nhiều so với các bé trai lớn lên trong môi trường không khói thuốc.

Bên cạnh đó uống rượu, bia cũng có thể khiến cho nồng độ testosterone giảm, từ đó làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới.

vicare.vn-cha-me-can-lam-gi-de-tranh-tinh-trang-day-thi-muon-o-be-trai-body-1

Đậu nành

Đậu nành là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm có lợi thì đậu nành cũng mang lại những tác hại khôn lường đến cho con trai nếu ăn quá nhiều thức ăn chế biến từ đậu nành.

Một trong những vấn đề thường gặp nhất là lượng hoóc-môn tuyến giáp bị giảm sút, do chất isoflavone trong đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tổng hợp hoóc-môn, gây nên hiện tượng dậy thì muộn.

Bắp cải trắng

Trong cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ goitrin. Chất này có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại có thể gây rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ. Vì vậy, các bé trai trước khi bước vào tuổi dậy thì không nên ăn quá nhiều bắp cải vì rất dễ khiến cho tuyến giáp phù to ra, gây ảnh hưởng đến quá trình dậy thì.

Các nhà tư vấn dinh dưỡng khuyên rằng: Chúng ta nên ăn bắp cải ở một lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để khoảng 10 - 15 phút rồi mới chế biến thì khi đó, goitrin sẽ bị phân hủy hết, không còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe tuyến giáp nữa.

Làm gì khi con trai dậy thì muộn?

Người xưa cho rằng, nữ dậy thì năm 13 tuổi còn trai năm 16 tuổi (nữ thập tam nam thập lục), nhưng trong thực tế 95% trẻ em trai dậy thì vào thời điểm 9-14 tuổi. Bé thường thấy cơ quan sinh dục: dương vật, tinh hoàn nhỏ hơn so với các bạn cùng học, ít lông hơn các bạn..

Vì vậy cần cho trẻ đến khám tại các phòng khám chuyên khoa để các bác sĩ có thể tiến hành các thăm dò như: định lượng hóc môn nam giới, tuyến giáp...

- Tổn thương hệ thống trục hạ đồi tuyến yên: Có thể sử dụng nội tiết tố thay thế.

- Điều trị tích cực các bệnh lý mãn tính: Bệnh hồng cầu liềm, tiểu đường, suy giáp...

vicare.vn-cha-me-can-lam-gi-de-tranh-tinh-trang-day-thi-muon-o-be-trai-body-2

- Phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn: Nên thực hiện khi trẻ dưới hai tuổi. Theo các thống kê, nếu chúng ta thực hiện phẫu thuật thời điểm này thì không ảnh hưởng đến hiện tượng sinh tinh và tổng hợp nội tiết.

- Hậu quả của hội chứng Klinefelter là nam giới sẽ bị vô sinh và giảm ham muốn tình dục. Bệnh này không điều trị được, nhưng có thể giúp cho bệnh nhân trông nam tính hơn nhờ bổ sung nội tiết tố. Nếu có tinh trùng, có thể sinh con nhờ thụ tinh ống nghiệm. Tuy nhiên, cần xem xét khả năng tinh trùng mang bộ nhiễm sắc thể bất thường về số lượng.


Xem thêm:

  • Nguyên nhân dậy thì muộn ở bé trai và cách điều chỉnh
  • Sự khác nhau giữa dậy thì sớm và dậy thì muộn