Cắt amidan kiêng nói bao lâu?
Amidan là tổ chức lympho lớn nhất trong cơ thể, gồm những khối mô màu hồng ở cả hai phía trái và phải của họng. Bề mặt amidan được che phủ bởi các lớp biểu bì, cũng đồng thời là nơi rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm. Một số bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt amidan trong tình trạng viêm nhiễm nặng, sau phẫu thuật cắt amidan bệnh nhân cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng như thế nào và cắt amidan kiêng nói bao lâu, những thắc mắc của bạn đọc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Cắt amidan kiêng nói bao lâu?
Amidan và bệnh viêm amidan
Amidan có cấu trúc là các hạch bạch huyết, nằm ở 2 bên phía sau họng. Là hệ thống phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch, có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn xâm nhập qua đường mũi và đường miệng.
Viêm amidan thường xảy ra khi tình trạng nhiễm khuẩn hoặc virus trở nên quá nặng, gây sưng đau xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thông thường, viêm amidan có thể tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên một số trường hợp biến chứng gây khó chịu cho cơ thể, người bệnh cần được chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật cắt amidan.
Cắt amidan kiêng nói bao lâu?
Hiện nay, có nhiều người cho rằng, sau khi phẫu thuật cắt amidan thì phải kiêng nói, không thì sẽ dễ dẫn tới những nguy hiểm về giọng nói sau này.
Theo các chuyên gia, kiêng nói sau phẫu thuật cắt amidan là không cần thiết vì đây chỉ là một cuộc tiểu phẫu, tuy nhiên bệnh nhân cần tuân thủ tốt những yêu cầu của bác sĩ để vết mổ nhanh lành và không để lại triệu chứng về sau, cụ thể như sau:
Bệnh nhân cần nằm trên giường vào ngày đầu tiên sau phẫu thuật và không nói chuyện trong khoảng thời gian này để theo dõi tình trạng cơ thể sau mổ. Tuy nhiên, hiện nay có một số phương pháp cắt amidan tiên tiến có thể nói chuyện sau 4 giờ nhưng cũng cần hạn chế tối đa.
Những ngày tiếp theo thông thường là khoảng 10 – 12 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể nói chuyện, nhưng phải hạn chế nói chuyện to, đọc sách, ca hát,... đặc biệt là không hét to, khạc nhổ để tránh đứt chỉ vết mổ và đảm bảo vết thương được bình phục hoàn toàn.
Do đó sau phẫu thuật cắt amidan bệnh nhân không cần thiết phải kiêng hoàn toàn mà chỉ cần hạn chế nói to, la hét hoặc khạc nhổ thì vết thương sẽ mau lành trở lại.
Chỉ định cắt Amidan khi nào?
Có 3 chỉ định cơ bản
- Viêm Amidan tái diễn nhiều lần trong năm: 5-7 lần/năm.
- Viêm Amidan có biến chứng nhiều lần tại Amidan hay toàn thân: viêm - áp xe quanh Amidan, viêm tấy - áp xe thành họng, hạch cổ...
- Viêm Amidan có ảnh hưởng đến chức năng ăn nuốt (nuốt vướng, nuốt khó liên tục), chức năng thở (ngủ ngáy, có cơn ngừng thở ngắn).
Trước khi tiến hành phẫu thuật cắt amidan, người bệnh được chỉ định một số xét nghiệm các thông số về máu như công thức máu, sinh hoá nước tiểu, sinh hoá máu, chụp tim phổi, điện tim và khám tai,mũi, họng để đảm bảo đủ điều kiện gây mê.
Phương pháp phẫu thuật amidan hiện nay áp dụng dao mổ dùng sóng siêu âm, dao mổ peakblade sử dụng sóng plasma, dao Coblator dùng sóng radio, giúp việc cắt amidan gần như không chảy máu và hiệu quả trong giảm đau sau mổ, cùng với gây mê nội khí quản nhằm tránh ảnh hưởng đến tâm lý trẻ em. Rút ngắn thời gian nằm viện sau mổ chỉ còn lại 1 – 2 ngày.
Lưu ý khi cắt Amidan
- Uống thuốc đầy đủ chỉ định của bác sĩ. Nghỉ ngơi hợp lý, nghỉ làm hoặc nghỉ học khoảng 7 - 10 ngày. Nên nằm kê đầu cao hơn tim để hạn chế phù nề và sưng, dùng các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa.
- Thực hiện chế độ ăn 10 ngày, ăn thức ăn mềm, lỏng, lạnh, không ăn chua và các loại thức ăn nóng, cứng có thể gây trầy xước làm chảy máu chỗ mỗ. Uống đủ 2 lít nước/ ngày, uống nước trái cây, có thể uống sữa. Một số món ăn bổ dưỡng dễ tiêu hóa nên bổ sung vào thực đơn như cháo gà, cháo thịt băm, cháo thịt bò. Tránh thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều mỡ dầu, thức ăn có nhiều đường. Không dùng các loại đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê, chè... Những thực phẩm tính nhiệt và có chứa chất kích thích gây lâu liền vết mổ không tốt cho quá trình hồi phục bệnh
- Ðôi khi sau mổ bệnh nhân có thể bị nôn chừng 1-2 lần nhưng nếu tình trạng kéo dài hơn thì nên sử dụng thuốc dạ dày
- Đến bác sĩ ngay lập tức nếu có trường hợp máu chảy liên tục kéo dài không kiểm soát được từ mũi hoặc miệng, sốt kéo dài trên 38,6 0C dù uống nhiều nước và uống thuốc đầy đủ; đau đầu kéo dài không thuyên giảm ngay cả khi dùng thuốc; sưng, đau, phù nề tăng dần.
Để phòng ngừa viêm amidan, mọi người cần tránh các yếu tố nguy cơ gây viêm sau đây:
- Vệ sinh: giữ ấm vùng mũi họng nhất là lúc giao mùa nhất là khi trời quá lạnh.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: bụi, khói thuốc lá...
- Tránh dùng đồ ăn uống quá nóng hay quá lạnh.
- Chú ý vệ sinh vòm họng thường xuyên: súc miệng sau khi ăn, sáng - tối.
Xem thêm:
- Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì?
- Viêm amidan hốc mủ và những điều bạn nên biết
- Cách phát hiện sỏi amidan