Carbohydrate trong thực phẩm là gì? Ăn nhiều có tốt cho sức khỏe hay không?
Mặc dù thường xuyên bị xem là tội đồ trong việc khiến nhiều người bị béo phì, tuy nhiên ít ai biết rằng Carbohydrate là một thành phần cơ bản không thể thiếu của cơ thể. Vậy Carbohydrate trong thực phẩm là gì? Ăn nhiều có tốt cho sức khỏe hay không?
Carbohydrate trong thực phẩm là gì? Ăn nhiều có tốt cho sức khỏe hay không?
Mặc dù thường xuyên bị xem là tội đồ trong việc khiến nhiều người bị béo phì, tuy nhiên ít ai biết rằng Carbohydrate là một thành phần cơ bản không thể thiếu của cơ thể. Vậy Carbohydrate trong thực phẩm là gì? Ăn nhiều có tốt cho sức khỏe hay không?
Carbohydrate trong thực phẩm là gì?
Carbohydrate (hay còn gọi là tinh bột) là 1 trong 3 nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Lưu ý từ Hiệp hội Tiểu đường Mỹ rằng carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Cái tên carbohydrate xuất phát từ thành phần hóa học ở cấp phân tử của chúng bao gồm: Carbon, Hydro và Oxy.
Nhiều người thắc mắc carbohydrate có trong thực phẩm nào? Câu trả lời là chúng bao gồm đường, tinh bột và chất xơ và có trong các loại trái cây, rau củ quả và các sản phẩm từ sữa.
Nghiên cứu chứng minh 1g Carbohydrate cung cấp cho bạn 4 calo ngang bằng với lượng calo có trong protein. Cho nên, một chế độ ăn 1.800 Calo mỗi ngày thì lượng carbohydrate sẽ giới hạn trong khoảng cao nhất là 292 gam và thấp nhất là 202 gam. Tuy nhiên, những người mắc tiểu đường thì không nên ăn quá 200 gam carbohydrate; còn phụ nữ có thai lại không nên ăn ít hơn 175 gam.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), lượng carbohydrate khuyến cáo mỗi ngày cho một người trưởng thành là 135 gam. Tuy nhiên, họ cũng cho biết rằng mỗi người nên có một mức carbohydrate mục tiêu cho riêng mình (cá thể hóa nhu cầu carbohydrate). Tỷ lệ năng lượng do carbohydrate cung cấp nên từ 45% đến 65% tổng năng lượng khẩu phần.
Carbohydrate có tác dụng gì?
Carbohydrate giúp cho hệ thống thần kinh trung ương và năng lượng cho cơ bắp làm việc hiệu quả. Chúng cũng ngăn chặn việc protein được sử dụng như một nguồn cung cấp năng lượng và giúp khởi động quá trình chuyển hóa chất béo, theo Đại học Bang Iowa.
Ngoài ra, “carbohydrate có vai trò quan trọng với chức năng não bộ”, Smathers nói. Chúng có ảnh hưởng đến “tâm trạng, trí nhớ... cũng như đóng vai trò là một nguồn cung cấp năng lượng tức thì”. Trong thực tế, lượng carbohydrate khuyến cáo mỗi ngày cũng được tính từ lượng mà não bộ cần để hoạt động.
Ăn nhiều carbonhydrate có tốt cho sức khỏe hay không?
Carbohydrate bản thân nó không xấu khi chúng ta biết sử dụng đúng loại carbohydrate vào đúng thời điểm với số lượng được khuyến cáo.
Ăn carbohydrate đầy đủ sẽ giúp cho tinh thần luôn minh mẫn, hạn chế trầm cảm và ít bị tức giận hơn. Nó cũng giúp bạn cảm thấy thư giãn và hạnh phúc hơn đặc biệt là cải thiện trí nhớ của mình.
Bên cạnh đó, ngoài việc tìm hiểu carbohydrate trong thực phẩm là gì thì việc ăn nhiều carbohydrate nhưng không phân biệt được loại carbohydrate tốt hay xấu cho cơ thể, carbohydrate nào nên ăn, carbohydrate không nên ăn cũng cần được chú trọng.
Carbohydrate được tìm thấy cả trong các loại thực phẩm có thể là Carbohydrate tốt cho sức khỏe như rau quả, hoặc cũng có thể không tốt như bánh kẹo ngọt.
Các loại carbs “xấu” thường có chứa trong: bánh ngọt, nước ngọt, thực phẩm chế biến, gạo trắng, bánh mỳ trắng và các loại thực phẩm tinh bột màu trắng khác. Đây là những thực phẩm thường chứa các loại carbs đơn. Carbs “xấu” hiếm khi có giá trị dinh dưỡng.
Carbs phức thường được gọi là Carbs “tốt”, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, đậu. Chúng thường có trong các thực phẩm chưa qua quá trình chế biến và được hấp thụ chậm hơn, ngoài ra chúng còn chứa thêm nhiều các chất dinh dưỡng khác.
Dưới đây là những tiêu chí giúp bạn kiểm tra xem đâu là carbs “tốt” và carbs “xấu”:
Các loại carbs "tốt":
- Chứa lượng calo thấp và vừa phải
- Giàu dinh dưỡng
- Không chứa đường và ngũ cốc tinh chế
- Chứa hàm lượng chất xơ tự nhiên cao
- Hàm lượng Natri thấp
- Ít chất béo bão hòa
- Rất ít cholesterol và chất béo đồng phân trans
Các loại carbs “xấu”:
- Chứa lượng calo cao
- Chứa nhiều đường tinh chế
- Chứa nhiều ngũ cốc tinh chế như bột mì trắng
- Hàm lượng dinh dưỡng thấp
- Ít chất xơ
- Lượng Natri cao
- Chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo đồng phân trans
Xem thêm:
- Có phải tất cả các loại carbohydrate đều gây rối loạn như nhau?
- Những điều cần biết về Carbohydrates
- Carbohydrate phức hợp và những điều bạn cần biết