Cảnh báo mức độ trẻ hoá của các bệnh xương khớp

Thống kê cho thấy, hiện nay các bệnh xương khớp đang ngày càng trở nên phổ biến ở những người trong độ tuổi 35, thậm chí là trẻ hơn.

Cảnh báo mức độ trẻ hoá của các bệnh xương khớp Cảnh báo mức độ trẻ hoá của các bệnh xương khớp

Do tác động của quá trình lão hoá tự nhiên, cơ thể con người thường xuất hiện các bệnh về xương khớp ở độ tuổi trên 50 trở đi. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, hiện nay tình trạng thoái hóa khớp đang ngày càng trở nên phổ biến ở những người trong độ tuổi 35, thậm chí là trẻ hơn. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này?

Đi giày cao gót thường xuyên tiềm ẩn nguy cơ các bệnh xương khớp

Theo một báo cáo của TS-BS Tăng Hà Nam Anh, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), tỷ lệ người trẻ mắc thoái hóa khớp đã tăng khoảng 20% so với trước đây, phần lớn là giới văn phòng hoặc vận động quá mức.

Thoái hóa khớp thực chất là quá trình thoái hóa sụn, từ đó dẫn tới các quá trình bào mòn, tổn thương, viêm, khô khớp... Kết quả các nghiên cứu cho thấy, cứ tăng 0,45kg, khi đi khớp gối sẽ phải chịu thêm 1,5kg, và khi chạy trọng lượng đè lên khớp gối tăng lên 4,5kg. Đây thực sự là nguyên nhân đáng lo ngại khi vấn đề thừa cân - béo phì đang ngày một lan rộng trên thế giới.

Đặc biệt, giày cao gót là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây thoái hóa khớp gối ở phụ nữ. Giày cao gót gây áp lực căng thẳng trực tiếp lên sụn và các phần của đầu gối tạo cơ hội cho thoái hóa khớp tiến triển.


vicare.vn-canh-bao-muc-do-tre-hoa-cua-cac-benh-xuong-khop-body-1

Ảnh minh hoạ


Dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng với 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 80 bị thoái hóa khớp, bệnh này đang là thách thức ở Việt Nam. Theo Thạc sĩ - BS Hồ Phạm Thục Lan - Trưởng khoa Cơ xương khớp, BV Nhân Dân 115 (TP.HCM), bệnh thoái hóa khớp đang có tần suất mắc rất cao trong cộng đồng. Theo bác sĩ Lan, mỗi ngày tại BV Nhân Dân 115 có khoảng gần 200 bệnh nhân tới khám, tái khám các bệnh xương khớp thì trên 50% trong đó là thoái hóa khớp và 2/3 trong số này phải nhập viện điều trị.

Trong khi đó, tại các khoa cơ xương khớp của BV Nhân Dân Gia Định, BV Nguyễn Tri Phương, BV Thống Nhất... cũng khám từ vài chục đến hàng trăm người mắc bệnh xương khớp. Đáng chú ý, tại BV Chợ Rẫy (TP.HCM), có đến 64.000 lượt bệnh nhân đến Phòng khám khớp của bệnh viện thăm khám trong một năm. Còn tại BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, nếu trung bình mỗi ngày phòng khám khớp giải quyết khám cho 250 bệnh nhân như hiện nay thì số lượng bệnh nhân đến khám trong một năm tính ra khoảng 90 nghìn lượt khám.

Hiệu quả khi điều trị bệnh xương khớp bằng Đông y

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi thập niên 2011 - 2020 là “Thập niên xương và khớp”. Theo đó, WHO cũng xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới.

Theo Ths. BS Lê Thị Phương - Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, bệnh xương khớp phổ biến hiện nay tại Việt Nam bao gồm viêm xương khớp, thoái hoá khớp cột sống và thoái hóa đầu gối.

Việt Nam là nước có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, tổng số có khoảng 12.000 loài. Trong số này, nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm khoảng 30%.


vicare.vn-canh-bao-muc-do-tre-hoa-cua-cac-benh-xuong-khop-body-2

Ảnh minh

Các chuyên gia trong lĩnh vực y dược học cổ truyền Việt Nam có rất nhiều đề tài nghiên cứu và khai thác nguồn dược liệu quý giá này để bào chế thuốc, quyết tâm thay đổi, chuyển mình vì một mục tiêu lâu dài là bằng mọi giá phải giữ gìn và phát triển thành công tinh hoa y dược học cổ truyền.

Theo lương y Lương Đình Huy từ Nhà thuốc Đông y Họ Lương cho biết, hiện nay, xu hướng quay trở về với cây thuốc và thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên đang được nhiều người dân ưu tiên lựa chọn. Với phương châm “Nam dược trị nam nhân”, điều này đặc biệt đúng với các bệnh lý xương khớp bởi hiệu quả mang lại đã được chứng minh và ghi nhận. Bài thuốc đông y của ông không chỉ chữa được bệnh xương khớp mà nó còn chứa đựng những giá trị riêng thực hiện theo đúng tôn chỉ “Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt” (bồi bổ sức khỏe, điều trị căn nguyên gây bệnh nên mang lại hiệu quả lâu dài).

>>> Xem thêm: Những ai dễ bị bệnh xương khớp?

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam