Cân nặng khi mang thai của mẹ và thai nhi qua các tuần

Trong suốt giai đoạn thai kỳ, ngoài việc các mẹ bầu cần phải được theo dõi thật kỹ về tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn. Các mẹ còn phải được theo dõi cân nặng khi mang thai qua từng tuần cho cả mẹ và bé. Để tìm hiểu thêm thông tin về các chỉ số cân nặng này được đánh giá như thế nào là tốt, yếu tố nào quyết định...

Cân nặng khi mang thai của mẹ và thai nhi qua các tuần Cân nặng khi mang thai của mẹ và thai nhi qua các tuần

hãy cùng HoiBenh tham khảo thêm thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Yếu tố quyết định cân nặng của mẹ và thai nhi

Cân nặng của thai nhi phụ thuộc phần lớn vào cân nặng của mẹ bầu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu so sánh giữa một người mẹ khi mang thai với một thể trạng thừa cân, béo phì với một mẹ bầu không tăng cân quá nhiều thì ưu thế của một em bé khi được sinh ra mập mạp hơn lại rơi vào người mẹ bị thừa cân. Điều này chứng tỏ rằng lượng mỡ trong máu của người mẹ dường như không quan trọng trong việc quyết định kích thước của con khi sinh ra. Hay một số người mẹ khi mang thai có lượng đường trong máu cao (dù vẫn trong ngưỡng cho phép) vẫn có xu hướng sinh con nặng cân hơn. Ngược lại mẹ bầu mắc huyết áp cao trong thời kỳ mang thai sẽ sinh ra em bé có trọng lượng thấp hơn so với bình thường.

Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng khi mang thai của mẹ và thai nhi như: Số lượng thai trong bụng mẹ; vóc dáng của bà mẹ; mức tăng cân của mẹ; thứ tự sinh con; yếu tố di truyền và sức khỏe của bà bầu...

Tiến sĩ Rachel Freathy thuộc Đại học Y Exeter cho rằng: Việc sinh con quá to hay quá nhỏ đều có thể khiến em bé mang trong mình những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn. Cân nặng khi mới sinh có mối liên quan mật thiết tới một số bệnh sau này, chẳng hạn như tiểu đường tuýp 2.

vicare.vn-can-nang-khi-mang-thai-cua-me-va-thai-nhi-qua-cac-tuan-body-1

Cân nặng của thai nhi qua các tuần như thế nào?

Như đã thông tin ở trên, cân nặng khi mang thai của thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau. Ngay từ khi mang thai, mỗi mẹ bầu sẽ có một cơ địa khác nhau, một chế độ dinh dưỡng và được chăm sóc không giống nhau. Ngay từ những tuần đầu tiên khi mang thai, khi siêu âm bạn đã có thể được bác sĩ thông báo là thai nhi ở thời gian này đang có kích thước bao nhiêu, cân nặng bao nhiêu và chỉ số cân nặng đó có phù hợp chưa, hay như vậy là thai nhi nhỏ...

Từ những tuần đầu thai kỳ đến khoảng tuần thứ 20, các bác sĩ sẽ lấy phần chỉ số chiều dài thai nhi được đo từ đầu đến mông, do lúc này chân của bé đang cuộn tròn với phần thân trên của cơ thể. Đến nửa cuối của thai kỳ, chỉ số này sẽ được đo từ đầu đến chân của trẻ. Các mẹ có thể tham khảo thêm bảng cân nặng, chiều dài của thai nhi từ tuần thứ 8 theo bảng sau:

vicare.vn-can-nang-khi-mang-thai-cua-me-va-thai-nhi-qua-cac-tuan-body-2

vicare.vn-can-nang-khi-mang-thai-cua-me-va-thai-nhi-qua-cac-tuan-body-3

Tuy nhiên, mọi kết quả cũng chỉ mang tính tương đối, mẹ bầu cũng không nên quá áp đặt và rập khuôn, dẫn đến ép buộc bản thân, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ bầu và sức khỏe của thai nhi. Thông qua kết quả siêu âm cân nặng khi mang thai, nếu thai nhi có chiều dài đo được dài hơn so với mức chiều dài bình thường khoảng 3 cm đồng nghĩa với việc là em bé của bạn đang phát triển kích thước lớn hơn so với tuổi thai. Ngược lại, nếu như thai nhi của bạn có chiều dài ngắn hơn so chiều dài trung bình 3 cm, bác sĩ cũng sẽ phải thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và đánh giá chức năng nhau thai có tốt hay không và có ảnh hưởng như thế nào đến cân nặng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra, để từ đó có phương pháp điều chỉnh chế độ ăn uống cho mẹ bầu phù hợp

Cân nặng khi mang thai của mẹ bầu

Khi mang thai, bất kỳ người mẹ nào cũng muốn con mình khi sinh ra là một đứa bé kháu khỉnh và đáng yêu, với cân nặng "đạt chuẩn" như những đứa bé khác.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như khả năng cao sinh con ra sẽ bị tiểu đường, thai nhi quá to sẽ phải sinh mổ, ngược lại nếu mẹ quá gầy thì em bé lại thiếu dinh dưỡng. Cho nên điều quan trọng nhất mà mẹ bầu cần phải đảm bảo trong thai kỳ là cân bằng dinh dưỡng, duy trì chỉ số cân nặng khi mang thai theo đúng chỉ số BMI (Chỉ số đánh giá mức độ gầy, béo của cơ thể).

Chính vì thế mà mức độ tăng cân lý tưởng cho mẹ bầu qua từng giai đoạn hợp lý nhất là:

- Thời gian mang thai 3 tháng đầu: Nên tăng từ 900gr – 1,8kg.

- Mang thai 3 tháng giữa: Nên tăng từ 5 – 6kg (Khoảng 500gr/ tuần).

- Ở 3 tháng cuối thai kỳ: Tăng khoảng 3 – 5kg là được (Khoảng 400gr – 500gr/ tuần).

Vừa rồi là một số tiêu chí về cân nặng cho bà bầu và thai nhi trong quá trình mang thai, tuy nhiên đây chỉ là những con số mang tính tương đối chứ không hoàn toàn chính xác. Nó còn phụ thuộc nhiều vào thể trạng cũng như sức khỏe của từng bà bầu. Tốt nhất để biết mẹ và con có đạt cân nặng đúng chuẩn hay không, thì cần thăm khám thai định kỳ. Khi đó bạn sẽ nhận được lời đánh giá chính xác từ các bác sĩ chuyên khoa đối với thai kỳ hiện tại.

Xem thêm

  • Cân nặng ảnh hưởng đến quá trình mang thai như thế nào?

  • Cân nặng thai nhi qua các tuần tuổi: Thế nào là phù hợp nhất?