Cảm cúm khi mang thai 3 tháng giữa có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Cảm cúm là một bệnh hết sức bình thường mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải, tuy nhiên đối với bà bầu cảm cúm lại là một trong những mối đe dọa đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vậy cảm cúm khi mang thai ở những tháng thứ 4,5,6 có nguy hiểm không, tình trạng cảm cúm như thế nào thì có thể gây hại đến thai nhi và khi nào thì mẹ nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Hãy để HoiBenh trả lời cho bạn qua bài viết sau đây.

Cảm cúm khi mang thai 3 tháng giữa có ảnh hưởng gì đến thai nhi? Cảm cúm khi mang thai 3 tháng giữa có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Cảm cúm là một bệnh hết sức bình thường mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải, tuy nhiên đối với bà bầu cảm cúm lại là một trong những mối đe dọa đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vậy cảm cúm khi mang thai ở những tháng thứ 4,5,6 có nguy hiểm không, tình trạng cảm cúm như thế nào thì có thể gây hại đến thai nhi và khi nào thì mẹ nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Hãy để HoiBenh trả lời cho bạn qua bài viết sau đây.

Cảm cúm thông thường là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những thay đổi của thời tiết như là mưa, nắng thất thường, khí hậu nóng ẩm đột ngột,... hoặc là do cơ thể mẹ không khỏe nên bị dị ứng với một vài tác nhân bên ngoài như là uống nước đá lạnh hoặc lao động quá sức,...

1. Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4, 5, 6 có ảnh hưởng đến thai nhi?

Cảm cúm thông thường

Nếu mẹ bầu có các biểu hiện như là hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh... thì đó là dấu hiệu của bệnh cảm cúm thông thường hoặc là các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Vì vậy, mẹ bầu không cần phải quá lo lắng mà hãy chú ý chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn, tập trung phòng tránh các tác nhân gây hại từ môi trường và bổ sung thêm các loại dinh dưỡng thiết yếu để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Cảm cúm nặng

Nếu như mẹ bầu bị sốt cao kèm theo các triệu chứng như là buồn nôn, chóng mặt thì cần phải hết sức thận trọng vì virus cúm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ, làm cho nhiệt độ cơ thể thai phụ tăng lên một cách nhanh chóng gây ra sốt, sổ mũi, rát họng..., đặc biệt là chúng còn làm rối loạn sự trao đổi chất và làm sinh ra độc tố, có ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Nguy hiểm hơn, các loại virus này có thể phát triển thông qua nhau thai và xâm nhập vào cơ thể thai nhi, gây nên các bệnh như bệnh tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết, không có não hoặc là dị dạng đầu nhỏ.

Đặc biệt khi thai phụ bị sốt cao và nhiễm độc tố thì có thể gây ra kích thích tử cung thai phụ co bóp, và làm sảy thai (thường xảy ra trước tuần 20) hoặc là sinh non (xảy ra trước tuần thứ 37). Những em bé bị sinh non khi mẹ mắc bệnh cảm cúm thường rất khó để bảo toàn được tính mạng.

>>> Xem thêm: Cảm cúm khi mang thai có nguy hiểm không?
vicare.vn-cam-cum-khi-mang-thai-thang-thu-4-5-6-co-anh-huong-den-thai-nhi-body-1

3. Mẹ nên làm gì trong trường hợp bị cảm cúm khi mang thai

Như đã nói nếu đó chỉ là bệnh cảm thông thường thì mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi cho đến khi hồi phục và thực hiện những cách làm sau đây:

– Uống đủ nước để ngăn chặn sự mất nước khi bị sốt. Mẹ cũng có thể uống thêm nước ép hoa quả có chứa nhiều vitamin C để hồi phục sức khỏe, tăng miễn dịch như là nước cam, chanh,...

– Nếu như cảm thấy không khỏe, hãy nằm trên giường và đừng vội đi lại. Mẹ cũng đừng để cho cơ thể quá nóng và ra nhiều mồ hôi gây mất nước nghiêm trọng.

– Khi bị cảm cúm, nhiều người sẽ không muốn ăn gì, nhưng lúc này, các mẹ nên cố ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng như là quả tươi, cháo ấm, sữa ấm để giúp mẹ mau hồi phục hơn.

– Các mẹ cũng có thể dùng thêm paracetamol để hạ sốt và làm dịu nhanh các cơn đau nhức đầu. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ khi sử dụng loại thuốc này để bảo đảm an toàn cho con.

– Ngoài ra, mẹ có thể giã một vài ánh tỏi nhỏ ra để ngửi hoặc là uống ngay với nước để giảm cảm cúm nhanh chóng. Nếu như không quen mẹ bầu có thể ăn tỏi ngâm với giấm hoặc dùng tỏi để chế biến các món ăn hàng ngày.
vicare.vn-cam-cum-khi-mang-thai-thang-thu-4-5-6-co-anh-huong-den-thai-nhi-body-2

4 Khi nào mẹ bầu nên đi khám?

Nếu như mẹ đã thực hiện hết các cách trên khoảng 3, 4 ngày mà vẫn không khỏi, còn kèm theo một số triệu chứng như là nôn ói, sốt cao, choáng váng,...thì lúc này mẹ nên đi khám bác sĩ. Bởi hệ miễn dịch của mẹ sẽ kém đi khi mang thai nên chỉ cần là cảm cúm thông thường cũng có thể gây biến chứng nặng.

Tuy nhiên, khi các mẹ đã mang thai tháng thứ 4, 5, 6 thì cũng không nên quá lo lắng khi bị cảm cúm, bởi từ tháng thứ 4, bà bầu đã vượt qua 3 tháng đầu của thai kỳ, bây giờ là giai đoạn hình thành nên các tổ chức cố định của thai, những tai biến sản khoa thường sẽ ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi hơn ở những giai đoạn khác. Nhưng mẹ cũng không nên vì thế mà chủ quan, hãy duy trì lịch khám thai định kỳ để kiểm soát tình hình sức khỏe của bản thân cũng như kịp thời phát hiện ra những biểu hiện bất thường ở thai nhi.

Với những chia sẻ trên đây, hi vọng bạn đọc đã hiểu hơn về bệnh cảm cúm khi mang thai, từ đó có thêm kiến thức để có thể chăm sóc sức khỏe của bản thân tốt hơn cũng như chủ động hơn trong việc theo dõi diễn biến sức khỏe của mình.

>>> Xem thêm: Bị cảm cúm khi mang thai và biện pháp phòng ngừa hiệu quả