Cai sữa khi trẻ chưa đủ 6 tháng tuổi, có nên hay không?

Ngày nay, do nhu cầu công việc và sự ra đời của nhiều loại sữa dành cho trẻ nhỏ nên các bà mẹ thường tiến hành cai sữa cho trẻ từ rất sớm, thậm chí khi trẻ chưa đủ 6 tháng tuổi. Đây là hiện tượng phổ biến và có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé.

Cai sữa khi trẻ chưa đủ 6 tháng tuổi, có nên hay không? Cai sữa khi trẻ chưa đủ 6 tháng tuổi, có nên hay không?

Tác dụng của sữa mẹ đối với trẻ nhỏ

  1. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để trẻ phát triển hoàn thiện. Trong sữa mẹ có hàm lượng các chất đầy đủ nhất so với các loại sữa khác, ngoài ra sữa mẹ còn thay đổi theo từng ngày để thích ứng với sự thay đổi của cơ thể trẻ.

  2. Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, bởi sữa mẹ có sự điều tiết phù hợp với các cơ quan của cơ thể trẻ, những trẻ nhỏ được bú mẹ thường ít gặp các bệnh về đường tiêu hóa hay phổi, gan hơn những trẻ dùng sữa ngoài.

  3. Gắn kết tình cảm giữa mẹ và em bé, tạo sự thân thuộc thông qua các hoạt động âu yếm, vuốt ve.

  4. Giúp não bộ của trẻ phát triển toàn diện nhất.

  5. Ngoài ra, việc cho trẻ bú mẹ còn giúp mẹ ngăn ngừa nguy cơ ung thu vú và một số bệnh khác, tạo sự thuận tiện nhất khi lúc nào cũng có sữa và có thể cho trẻ bú ngay.

vicare.vn-cai-sua-khi-tre-chua-du-6-thang-tuoi-co-nen-hay-khong-body-1

Sữa mẹ giúp bé tăng sức đề kháng và khỏe mạnh.

Có nên cai sữa cho trẻ khi chưa đủ 6 tháng tuổi?

Việc mẹ cho trẻ chưa đủ 6 tháng tuổi thôi bú rất có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể cũng như sự phát triển của trẻ.

  • Khả năng miễn dịch kém đi

Trong sữa mẹ có chứa hàm lượng các chất đa dạng đẻ tăng cường sức kháng cho cơ thể bé, vì vậy khi không còn được sử dụng sữa mẹ thì cơ thể trẻ cũng bị suy giảm hệ miễn dịch, cho dù có sư dụng thêm sữa công thức, sữa bò...bởi không một loại sữa nào có sự thay đổi phù hợp với cơ thể trẻ như sữa mẹ.

  • Gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Khi cai sữa quá sớm, trẻ dễ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, suy hô hấp, viêm nhiễm hơn, từ đó trẻ luôn yếu ớt, khó có thể phát triển toàn diện được.

  • Hệ tiêu hóa yếu.

Biểu hiện thường thấy ở những trẻ không được bú mẹ đầy đủ là gặp các vấn đề của hệ tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón, đau bụng bởi trẻ phải tiếp xúc với nguồn thức ăn quá sớm khi mà hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi.

  • Thiếu sắt.

Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu, gây ra ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan khác. Trẻ sẽ hay yếu ớt, ốm vặt.

vicare.vn-cai-sua-khi-tre-chua-du-6-thang-tuoi-co-nen-hay-khong-body-2

Cai sữa sớm khiến trẻ yếu ớt và hay ốm vặt.

  • Các cơ ở miệng sẽ hoạt động không tốt.

Do không được bú mẹ, nên cơ miệng của trẻ không vận động như rít, hút...dẫn tới cơ hoạt động kém.

  • Ngoài ra, việc cho trẻ thôi bú và sử dụng sữa ngoài dễ gây ra hiện tượng còi cọc hay béo phì ở trẻ, mắc các bệnh về tim , thận...

Khi nào nên cai sữa cho trẻ là hợp lý

Việc cai sữa cho trẻ tùy thuộc vào nhu cầu của từng mẹ, tuy nhiên không nên cai sữa quá sớm vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ.

Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, để các cơ quan trong đó có hệ tiêu hóa phát triển đầy đủ và có thời gian để thích nghi với môi trường bên ngoài cơ thể mẹ. Sau đó, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm và kết hợp với ăn sữa ngoài, nhưng liều lượng vừa đủ và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

Khi trẻ tròn 1 tuổi, lúc này có thể cai sữa hoàn toàn cho trẻ, nhưng nên cho trẻ bú đến khi 2 tuổi. Vì trong khoảng thời gian này, không phải là cho trẻ bú mẹ hoàn toàn nữa mà là sử dụng các thực phẩm bên ngoài là chủ yếu.

Như vậy, mẹ không nên cai sữa khi trẻ chưa tròn 6 tháng tuổi, thời gian cho bú nên kéo dài ít nhất là đến lúc trẻ đã tròn một năm tuổi để cơ thể hoàn toàn tiếp nhận được nguồn dinh dưỡng từ bên ngoài.