Cách xử trí đúng cách khi trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây nên những bệnh lý nguy hiểm cho dạ dày. Vậy làm sao có thể ngăn ngừa loại vi khuẩn này, làm cách nào để vi khuẩn HP không lây nhiễm ra toàn gia đình? Dưới đây là một số thông tin dành cho bạn, đặc biệt là những người nhiễm vi khuẩn HP.

Cách xử trí đúng cách khi trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP Cách xử trí đúng cách khi trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây nên những bệnh lý nguy hiểm cho dạ dày. Vậy làm sao có thể ngăn ngừa loại vi khuẩn này, làm cách nào để vi khuẩn HP không lây nhiễm ra toàn gia đình? Dưới đây là một số thông tin dành cho bạn, đặc biệt là những người nhiễm vi khuẩn HP.

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người.

Nhiều người khi phát hiện bị nhiễm vi khuẩn HP thường lo lắng không biết vi khuẩn HP có gây ung thư không. Thực tế, vi khuẩn HP có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển và là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu, có khoảng 1% những người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori có nguy cơ mắc ung thư.

đau bụng

Mức độ lây lan của vi khuẩn HP như thế nào?

Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người này sang người khác khiến không ít người lo lắng về vấn đề lây nhiễm này. Tình trạng nhiễm khuẩn HP và tái nhiễm HP sau khi điều trị ngày càng gia tăng nhanh ở Việt Nam đặc biệt là tình trạng lây nhiễm HP trong gia đình. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống và sinh hoạt cùng nhau như: ăn chung bát đũa, chung bát nước chấm, mớm thức ăn cho trẻ hay hôn trẻ...

Theo kết quả của một nhóm nghiên cứu khảo sát về tình trạng nhiễm HP trong các gia đình đã công bố trong Hội nghị tiêu hóa Đông Nam Á lần thứ 24 tổ chức 22-24/11/ 2018 cho thấy tỷ lệ lây nhiễm HP trong gia đình rất cao, cụ thể như sau:

Tỷ lệ nhiễm HP chung trong quần thể là 88,9 %, tỷ lệ nhiễm HP ở bố 87.1%, mẹ 88,6%, con trai 90,1%, con gái 90,6 %

Tỷ lệ nhiễm HP theo nhóm tuổi: < 8 tuổi là 95,5 %, 8-10 tuổi: 94 %

Tình trạng lây nhiễm chéo trong gia đình gây ra những khó khăn trong điều trị cho người bệnh như điều trị thất bại, hoặc đã điều trị khỏi lại bị lây nhiễm lại từ người thân. Mặt khác, lây nhiễm HP cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày cho các thành viên trong gia đình, nhất là đối tượng trẻ em.

Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm chéo trong gia đình khiến người bệnh dễ bị tái nhiễm.

vicare.vn-da-quan-he-tinh-duc-co-tiem-vac-xin-hpv-duoc-khong-lich-tiem-nhu-nao-body-3

Cách xử trí khi trong nhà có người bị nhiễm khuẩn HP

Mặc dù vi khuẩn HP có thể lây lan nhưng không phải ai nhiễm khuẩn HP cũng mắc bệnh dạ dày, và bệnh dạ dày cũng không ngay lập tức ảnh hưởng tới tính mạng. Chình vì vậy không nên có tâm lý quá nặng nề khi trong gia đình có người nhiễm khuẩn HP. Điều chúng ta cần làm là có những biện pháp để chữa trị tốt cho người bị nhiễm và ngăn chặn lây nhiễm HP sang các thành viên trong gia đình. Dưới đây là các biện pháp được khuyến cáo:

Đối với những gia đình có người bị bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn HP đang phải điều trị thì nên xét nghiệm kiểm tra cho tất cả các thành viên trong gia đình. Phương pháp xét nghiệm đó là nội soi dạ dày đối với những người có triệu chứng đau dạ dày hoặc test thở đối với những người chưa có biểu hiện bệnh.

Những người có chỉ định điều trị cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị để tiệt trừ triệt để vi khuẩn HP, giúp khỏi bệnh và loại bỏ nguồn lây nhiễm trong gia đình.

Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình nên sử dụng riêng dụng cụ ăn uống, bát canh, bát nước chấm và giữ gìn vệ sinh môi trường sống thật tốt để giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP.

Vi khuẩn HP có thể lây lan rất nhanh qua những con đường khác nhau, đặc biệt qua thói quen ăn uống hàng ngày của người Việt. Do đó bạn cần thay đổi những thói quen này cho bản thân và gia đình để chủ động phòng chống nguy cơ nhiễm khuẩn HP.

Xem thêm :

  • Khỏi đau dạ dày do vi khuẩn Hp sau hơn 10 lần tới viện
  • Thoát khỏi bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp sau nhiều năm điều trị
  • Vi khuẩn HP có chữa khỏi không?