Cách xử lý khi bị á sừng trong thời gian mang thai

Cách xử lý khi bị á sừng trong thời gian mang thai. Điều trị á sừng khi mang thai phải lâu dài, các sản phẩm thuốc kháng sinh như Diprosalic cần xác định rõ

Cách xử lý khi bị á sừng trong thời gian mang thai Cách xử lý khi bị á sừng trong thời gian mang thai

Bệnh á sừng là căn bệnh gây nhiều phiền toái, đặc biệt với những phụ nữ đang trong quá trình mang thai. Việc điều trị và cách xử lý càng phải cẩn trọng để giúp các chị em phụ nữ mang thai giữ tâm lý thoải mái và khỏe mạnh tránh bị á sừng trong thời gian mang thai.

Xử lý bệnh á sừng trong thời gian mang thai

Á sừng là thuật ngữ để mô tả các bệnh khô da, nứt da, bong da ở bàn tay và bàn chân. Đây là căn bệnh ngoài da, nguyên nhân của chứng bệnh còn chưa rõ. Nhưng nhiều bác sĩ thường nói đến yếu tố di truyền trong gia đình hoặc thói quan dinh dưỡng thiếu cân đối như việc thiếu vitamin A, C, D, E, bệnh biểu hiện ở lòng bàn tay chân khô ráp, nứt nẻ ở ria bàn tay chân. Trên một diễn đàn phụ nữ, một người mẹ chia sẻ tâm sự: "Em có bệnh á sừng do di truyền, hồi còn con gái đã đi chữa nhiều nơi nhưng ở đâu người ta cũng không bảo chữa được, chỉ dùng thuốc bôi da để nó giảm ngứa và không loang to. Tôi dùng loại thuốc Diprosalic, có nhiều ý kiến bảo rằng có chồng, sinh con thay máu sẽ hết. Nhưng khi có bầu, tôi không dám bôi thuốc tiếp nên vết ngứa loang nhanh, rất ngứa và đau ở chân tay".

Vết á sừng gây ngứa ở bàn chân, bàn tay. (Ảnh minh họa) Vết á sừng gây ngứa ở bàn chân, bàn tay. (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ trang web Thuốc biệt dược chia sẻ: "Việc điều trị bệnh á sừng phải trong thời gian lâu dài, những phụ nữ mang thai thay vì sử dụng các sản phẩm thuốc kháng sinh như Diprosalic, cần xác định rõ tính an toàn của chất corticoide và phản ứng phụ của thuốc. Nên đi khám ở bác sĩ chuyên khóa da liễu để được tư vấn và hỗ trợ cách giữ gìn vệ sinh phòng bệnh á sừng trong thời gian mang thai đúng đắn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Cách giữ vệ sinh vùng da bị tổn thương

- Khi tắm không được kỳ cọ quá mạnh, tránh bóc vảy, chọc mụn nước làm vết thương bị loang rộng, tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn và nấm phát triển.

- Không nên ngâm rửa tay chân nhiều, lưu ý giữ khô các vết thương.

Nên giữ các vết thương khô ráo. Nên giữ các vết thương khô ráo. (Ảnh minh họa)

- Hạn chế sử dụng xà phòng có độ tẩy mỡ cao ở tay chân, vì phần da bị tổn thương bị khô, nếu dùng xà phòng có chất tẩy cao làm vết thương bị nứt nẻ lớp sừng.

- Vào mùa thu đông nên đi găng tay, tất để tránh khỏi tác hại của thời tiết bên ngoài.

Trên đây là một số thông tin giúp chị em đang mang thai hiểu rõ quá trình hình thành bệnh á sừng trong thời gian mang thai cũng như đưa ra những lời khuyên giúp chị em giữ vững tâm lý ổn định trong việc điều trị bệnh tốt hơn.

>>> Xem thêm: Chữa á sừng bằng lá trầu không như thế nào để đạt hiệu quả tốt?