Cách trị sùi mào gà ở nữ như thế nào?

Thông thường bệnh sùi mào gà ở phụ nữ thường khó phát hiện và khó điều trị hơn so với nam giới, do đặc điểm cấu tạo bộ phận sinh dục của nữ khá phức tạp, các triệu chứng bệnh thường không được rõ ràng. Vậy cách điều trị bệnh sùi mào gà ở nữ giới như thế nào? HoiBenh sẽ cung cấp thông tin cho bạn.

Cách trị sùi mào gà ở nữ như thế nào? Cách trị sùi mào gà ở nữ như thế nào?

Thông thường bệnh sùi mào gà ở phụ nữ thường khó phát hiện và khó điều trị hơn so với nam giới, do đặc điểm cấu tạo bộ phận sinh dục của nữ khá phức tạp, các triệu chứng bệnh thường không được rõ ràng. Vậy cách điều trị bệnh sùi mào gà ở nữ giới như thế nào? HoiBenh sẽ cung cấp một số thông tin để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Những biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở nữ giới

Virus HPV xâm nhập vào cơ thể, sau 2 – 9 tháng sẽ phát triển thành các u nhú, xuất hiện các nốt sùi nhỏ li ti, có màu hồng, hơi nhô cao, thường không gây đau, gây ngứa nhưng dễ chảy máu.

Sùi mào gà thường gây ra nổi mụn vùng kín, mọc u nhú trong âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, hậu môn, cổ tử cung,... khi có va chạm hoặc ma sát mạnh sẽ chảy máu và có thể bị nhiễm trùng.

Sùi mào gà ở phụ nữ có khả năng lây lan nhanh rộng, có thể lây sang các bộ phận khác như tay, chân, miệng, vòm họng,...

vicare.vn-cach-tri-sui-mao-ga-o-nu-nhu-the-nao-body-1

Nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà ở nữ giới

  • Bệnh sùi mào gà ở nữ do virus HPV gây nên. Bệnh có thể lây nhiễm qua nhiều con đường nhưng chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn.
  • Lây truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn hoặc truyền từ mẹ sang con.
  • Phụ nữ có bộ phận sinh dục ẩm ướt, hoặc bị viêm âm đạo, chế độ dinh dưỡng không tốt, hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với bạn tình (người mắc bệnh ) như nhà tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, ... cũng có thể mắc phải bệnh sùi mào gà.

Đối tượng dễ mắc phải bệnh sùi mào gà ở nữ giới

Do đặc điểm cấu tạo sinh dục mở, nên tỉ lệ nữ giới mắc sùi mào gà ngày càng cao. Mặt khác virus cũng thường tấn công những người có sức đề kháng cơ thể kém, vậy nên những đối tượng sau thường rất dễ nhiễm bệnh:

  • Phụ nữ có thai
  • Nhân viên y tế
  • Những người quan hệ tình dục với nhiều người
  • Người nghiện hút ma túy
  • Người nhiễm virus HIV

Những tác hại của bệnh sùi mào gà ở phụ nữ

  • Gây viêm loét, tổn thương sâu: âm đạo luôn ẩm ướt nên rất dễ gây viêm nhiễm, lở loét và chảy máu.
  • Tổn thương về mặt tinh thần: ở nữ giới nếu mắc bệnh sùi mào gà, thường phải chịu rất nhiều áp lực từ bạn tình. Bởi họ rất dễ bị nghi ngờ trong việc không chung thủy với bạn tình,..và chính bản thân họ cũng thường gây áp lực cho chính mình.
  • Với phụ nữ có thai mắc bệnh sùi mào gà nếu không được điều trị trước khi sinh con, rất dễ lây truyền bệnh sang cho con khi đẻ trực tiếp qua đường sinh dục. Hơn nữa, bản thân họ cũng có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.
vicare.vn-cach-tri-sui-mao-ga-o-nu-nhu-the-nao-body-2

Cách điều trị bệnh sùi mào gà ở nữ giới

Bệnh nào cũng sẽ có cách điều trị của nó, bệnh sùi mào gà ở nữ giới cũng vậy:

  • Điều trị bằng thuốc : Áp dụng với trường hợp mắc bệnh sùi mào gà ở giai đoạn đầu, mức độ nhẹ.
  • Đốt điện sùi mào gà : Phương pháp này mất rất nhiều thời gian, mặc dù có thể điều trị nhưng nữ giới dễ bị tổn thương do dòng điện cao tần.
  • Điều trị sùi mào gà bằng laser : Phương pháp này thường được áp dụng cho những nốt sùi to, mọc riêng rẻ.
  • Điều trị bằng phương pháp ALA – PDT : Đây là phương pháp hữu hiệu điều trị sùi mào gà hiệu quả nhất hiện nay, thời gian điều trị ngắn, có thể tiêu diệt virus gây bệnh, và ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát, nhanh chóng, an toàn, không để lại seo, thẩm mỹ cao.

Những biện pháp phòng tránh bệnh sùi mào gà ở nữ giới

  • Tuyên truyền sự nguy hiểm của bệnh cho mọi người.
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Cần chữa sùi mào gà trước khi sinh con
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ
  • Rèn luyện thể thao tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Vệ sinh âm đạo sạch sẽ và đúng cách.

Một số địa chỉ khám sùi mào gà bạn có thể tham khảo:

Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

Năm 1994, Phòng khám Đa khoa Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh ra đời và năm 2000 Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 3639/2000 QĐ-BYT. Đến nay, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là một bệnh viện công lập đa khoa hạng I hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp Trường – Viện, gồm 3 cơ sở, 11 phòng chức năng, 27 Khoa Lâm sàng và Cận Lâm sàng, 8 phân khoa và các đơn vị nghiên cứu chuyên khoa sâu. Bệnh viện hiện có 1000 giường bệnh, 66 phòng khám ngoại trú với đầy đủ các chuyên khoa sâu và 17 phòng mổ được trang bị hiện đại: nhiều máy phẫu thuật nội soi, kính hiển vi phẫu thuật dùng mổ u tủy, nối mạch máu thần kinh, phẫu thuật tạo hình, được trang bị các phương tiện chẩn đoán trong khi mổ như máy X quang di động, siêu âm trong mổ, các phương tiện cầm máu hiện đại như dao cắt đốt siêu âm, dao cắt đốt laser, bệnh viện đầu tư dao cắt đốt Cusa để mổ cắt gan và tương lai phục vụ cho mổ ghép gan.

Bệnh viện có đội ngũ chuyên môn Bệnh viện là những Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành, những người không chỉ giỏi về lý thuyết y khoa mà còn giàu kinh nghiệm trong thực hành điều trị cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện luôn tiếp cận nhanh và ứng dụng các thành tựu y học tiên tiến trên thế giới trong việc khám và điều trị bệnh. Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Thần kinh, Nội tiết, Tiêu hóa, Gan mật, Thận niệu, Xương khớp, Mạch máu – Lồng ngực, Hô hấp, Phụ sản, Mắt, Tai mũi họng, Da liễu, Hậu môn – Trực tràng.

Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện đã khám và điều trị bệnh cho trên 16 triệu lượt bệnh nhân. Việc khám và điều trị bệnh bệnh nhân đạt kết quả ngày càng cao, thời gian điều trị ngắn, từ đó tạo được sự tín nhiệm của bệnh nhân trong nước cũng như của nước bạn Campuchia. Bệnh viện đã và đang áp dụng những kỹ thuật mới, những phương pháp mới trong chẩn đoán và điều trị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác khám và điều trị bệnh, sánh ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3855 4269

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:30 - 16:30; Thứ Bảy: 06:30 - 12:00

vicare.vn-cach-tri-sui-mao-ga-o-nu-nhu-the-nao-body-3

Bệnh viện Da Liễu Trung ương

Từ khoa “Bệnh lý Nội thương – Da liễu” được hình thành vào tháng hai năm 1954 và Trường Đại học Y Dược trên núi rừng Việt Bắc (Chiêm Hoá, Tuyên Quang), Giáo sư Đặng Vũ Hỷ cùng với 45 cán bộ – công nhân viên kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp về tiếp quản khu ngoài da của Bệnh viện Bạch Mai tháng 10/1954. Ngày 30/3/2006, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 486/QĐ-TTg về việc thành lập Viện Da liễu Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế. Đến nay Bệnh viện đã được đổi tên thành Bệnh viện Da liễu Trung ương, là Bệnh viện hạng I - trực thuộc Bộ Y tế.

Từ khi thành lập Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai cho tới nay là Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu Trung ương là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về Phong - Da liễu. Từ chỗ những năm trước đây ta chỉ có điều kiện điều trị bệnh phong bằng DDS đơn thuần (đơn hoá trị liệu). Từ sau ngày thống nhất đất nước, Ngành Da liễu nắm bắt được kịp thời những thông tin mới trên Thế giới về kỹ thuật, chẩn đoán, phân loại và điều trị bệnh phong từ năm 1983 đến nay. Ngành Da liễu đã chuyển sang dùng hoá trị liệu phối hợp (đa hoá trị liệu), giúp hiệu quả trị bệnh tăng nhanh gấp bội, nhanh chóng cắt được nguồn lây, hạn chế tàn tật trên bệnh nhân phong và đề phòng vi khuẩn phong kháng thuốc. Tỷ lệ bệnh nhân bị tái phát rất thấp. Chỉ mới tính đến năm 1994, sau 10 năm thực hiện Đa hoá trị liệu, tổng số bệnh nhân đã hoàn thành đa hoá trị liệu và đã được khỏi bệnh là 80.000 người / trên cả nước. Năm 2001, Viện Da liễu được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng hai.

Địa chỉ: 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3222 2944

Giờ làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật: 06:00 - 12:00, 13:30 - 16:30

Như vậy, HoiBenh đã cung cấp cho các bạn thông tin về cách điều trị sùi mào gà ở nữ giới các bạn có thể tham khảo các địa chỉ trên hoặc đến các địa chỉ khám sán phụ khoa bạn thường đến để điều trị.

Xem thêm:

  • Tìm hiểu tác hại của bệnh sùi mào gà ở nam giới
  • Cách trị sùi mào gà ở nữ như thế nào?