Cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Khi bị sổ mũi, cảm giác nghẹt mũi và khó thở thường sẽ làm cho bé khó chịu, quấy khóc... Phải làm gì khi trẻ bị sổ mũi và nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh là gì. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh Cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Khi bị sổ mũi, cảm giác nghẹt mũi và khó thở thường sẽ làm cho bé khó chịu, quấy khóc... Phải làm gì khi trẻ bị sổ mũi và nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh là gì. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh

  • Dị ứng: Trẻ thường sẽ bị sổ mũi đi kèm với triệu chứng hắt hơi, mắt đỏ và ngứa.

  • Ngạt mũi sơ sinh: Nếu trẻ sơ sinh bị sổ mũi mà không kèm theo các triệu chứng khác thì rất có thể là do phần nước nhầy bào thai chưa được hút sạch khỏi đường hô hấp của trẻ gây ra.

  • Thời tiết trở lạnh: Trẻ ở độ tuổi mới chập chững hoặc lớn hơn một chút vẫn có thể bị sổ mũi mà không kèm theo các triệu chứng khác do tiếp thời tiết trở lạnh, hoặc là do ăn nhiều loại thực phẩm cay nồng.

  • Cảm lạnh: Trẻ bị sổ mũi do cảm lạnh thường sẽ kèm theo các triệu chứng như sốt nhẹ, ho, chảy nước mắt, đau họng và hắt hơi.

  • Cúm: Sổ mũi do bị cúm thường khiến trẻ mệt mỏi, kèm triệu chứng như lạnh run, đau khắp người, đau họng, chóng mặt và gây chán ăn.

  • Có dị vật trong mũi: Vật lạ ở trong mũi cũng có thể là lý do khiến trẻ bị chảy nước mũi và có thể sẽ kèm chảy máu hoặc là gây đau đớn.

so mui 1

Cách điều trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Các bác sĩ nhi và các chuyên gia y tế đã cảnh báo, trong thuốc sổ mũi thường dùng của trẻ có rất nhiều tác dụng phụ đối với trẻ, trong đó có một số loại thuốc kháng histamin không cần kê đơn mà vẫn có thể làm ngừng sổ mũi, thường được bán tại các hiệu thuốc có thể khiến trẻ liên tục buồn ngủ, bị khô mắt, mũi và miệng. Ngoài việc dùng thuốc bạn có thể thử cho bé sử dụng một số cách trị sổ mũi đơn giản sau đây:

Nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi

Nước muối sinh lý rất an toàn với trẻ, bạn có thể xịt vào mũi trẻ để giúp làm lỏng dịch nhầy bên trong mũi, sau đó dùng các dụng cụ để hút sạch phần nước mũi thừa.

Cách làm:

  • Đặt trẻ nằm ngửa ra, đầu thấp hơn chân

  • Nhẹ nhàng cho 1 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên lỗ mũi của trẻ

  • Sau 1-2 phút, dùng dụng cụ hút các chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ. Bạn phải chú ý thật nhẹ nhàng khi đặt đầu ống hút vào bên mũi trẻ, tránh gây tổn thương.

  • Lặp lại thao tác trên mỗi khi trẻ bị sổ mũi

ruamui

Cho trẻ hỉ mũi

Đây là cách đơn giản nhất mà bạn có thể làm khi trẻ bị sổ mũi. Bạn có thể thử tập cho bé hỉ mũi thường xuyên để có thể chấm dứt nhanh tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh.

Cho trẻ uống nhiều nước

Cho trẻ uống nhiều nước hơn, ngoài ra còn có thể cho trẻ uống thêm sữa, nước trái cây hoặc là súp để giúp dịch mũi lỏng hơn và dễ dàng làm sạch hơn.

Tắm bằng nước ấm cho trẻ

Hơi nước ấm có thể giúp làm lỏng phần dịch mũi, trẻ sẽ dễ hỉ mũi ra và bạn cũng dễ làm sạch mũi cho trẻ bằng dụng cụ hút mũi.

Để trẻ nằm cao đầu khi ngủ

Tư thế ngủ gối cao đầu sẽ giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào sâu bên trong mũi, gây ngạt mũi, thay vào đó khi gối cao đầu nước mũi sẽ chảy ra ngoài, điều này giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

>>> Xem thêm: Một số cách trị sổ mũi cho trẻ hiệu quả

goi cao dau

Khi nào thì nên cho trẻ đến gặp bác sĩ?

Thường thì khi trẻ bị sổ mũi bạn không cần phải đưa trẻ đến bác sĩ nhưng khi sổ mũi có kèm một số trường hợp dưới đây thì bạn nên cho trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị:

  • Sổ mũi kèm theo sốt cao trên 2 ngày.

  • Có những triệu chứng cảm cúm kèm theo lạnh run, đau khắp người, sốt, nôn ói và tiêu chảy.

  • Bạn nghi ngờ có dị vật đã lọt vào mũi trẻ.

  • Triệu chứng sổ mũi do bị dị ứng mà không do nguyên nhân dị ứng.

Trên đây là một số cách bạn có thể thực hiện để làm giảm triệu chứng sổ mũi ở trẻ sơ sinh. Hi vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra chứng sổ mũi ở trẻ và giúp bạn áp dụng thành công cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh mà không cần dùng đến thuốc.