Cách trị ho có đờm cho trẻ tại nhà an toàn và hiệu quả mẹ nên biết
Nếu chỉ là ho có đờm thông thường không đi kèm các triệu chứng khác thì cha mẹ có thể yên tâm vì trường hợp này gần như không gây hại cho trẻ và có thể điều trị tại nhà. Nhưng cách điều trị ho có đờm cho trẻ tại nhà như thế nào là đúng và an toàn cho trẻ?
Cách trị ho có đờm cho trẻ tại nhà an toàn và hiệu quả mẹ nên biết
Ho có đờm là một triệu chứng thường gặp ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu chỉ là ho có đờm thông thường không đi kèm các triệu chứng khác thì cha mẹ có thể yên tâm vì trường hợp này gần như không gây hại cho trẻ và có thể điều trị tại nhà. Nhưng cách điều trị ho có đờm cho trẻ tại nhà như thế nào là đúng và an toàn cho trẻ? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Cách trị ho có đờm cho trẻ tại nhà từ các bài thuốc dân gian
Cách 1: Dùng lá húng chanh trị ho có đờm cho bé
Trong Đông y, lá húng chanh được biết đến là loại lá có tác dụng trị phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn bởi trong lá húng chanh có chứa carvacrol - 1 chất ức chế mạnh những vi khuẩn gây nên các bệnh đường hô hấp. Nếu như bé bị ho đờm thông thường, mẹ có thể dùng lá húng chanh để điều trị cho con như sau:
Rửa thật sạch từ 15 đến 16 lá húng chanh cùng với 4 đến 5 quả quất xanh.
Đem xay thật nhuyễn lá húng chanh và quất bằng máy xanh sinh tố.
Thêm một lượng đường phèn vừa đủ, đem hấp cách thủy lên trong khoảng thời gian 20 phút.
- Cho bé uống liên tục từ 1- 2 lần mỗi ngày cho đến khi bé hết ho có đờm.
Cách 2: Sử dụng mật ong, gừng và quất để điều trị ho có đờm cho trẻ
Đây là bài thuốc trị ho, long đờm, giữ ấm cổ họng khá phổ biến, được nhiều người áp dụng vì nó mang lại hiệu quả rất cao và dễ làm, phù hợp cho mọi lứa tuổi nhất là trẻ em. Bạn có thể thực hiện bài thuốc này theo cách sau:
Cho một ít mật ong và vài lát gừng và 2 quả quất bổ đôi vào một cái chén
Đem hấp cách thủy trong từ 15-20 phút rồi lấy ra, làm thành 3 lần cho trẻ uống trong ngày. Mỗi lần từ 1-2- thìa nước thuốc.
Ngoài việc áp dụng các bài thuốc dân gian thì mẹ nên lưu ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của con mình để con vừa được điều trị bệnh bên ngoài, vừa có khả năng tự kháng bệnh từ bên trong. Từ đó giúp quá trình tự điều trị ho có đờm diễn ra nhanh chóng hơn.
2 Chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp điều trị ho có đờm cho trẻ tại nhà
Có một số thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi bị ho có đờm như là: Sữa và các sản phẩm sữa như sữa chua, pho mát, bơ... đậu nành vì các thực phẩm này có casein làm tăng tiết chất nhầy và rất khó tiêu hóa. Không cho bé ăn xoài, cam, quýt, không ăn đồ chiên rán khi bị ho có đờm, hạn chế cho bé ăn đồ ngọt, không cho bé ăn đồ lạnh, nước uống có ga vì những loại đồ ăn này sẽ làm hại đến cổ họng của bé và làm tình trạng thêm nặng hơn.
- Nên cho con ăn những loại thức ăn lỏng, ấm giúp giảm bớt tắc nghẽn, em bé sau đó dễ dàng ho ra đờm. Cho con ăn thêm rau củ quả vì các loại thực phẩm này chứa rất nhiều vitamin, giúp tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.
Cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm
Có chế độ sinh hoạt cho trẻ hợp lý như: Cho trẻ mặc đủ ấm vào mùa đông; Vệ sinh tai-mũi-họng cho trẻ đúng cách trong ngày; Luôn để trẻ ở nơi thoáng mát, phòng ốc phải đảm bảo sạch sẽ, ít bụi...
Chăm sóc trẻ đúng cách khi trẻ bị ho có đờm: Nhỏ nước muối vào mũi cho trẻ để vệ sinh mũi trẻ 2-3 lần mỗi ngày; Không dùng miệng hút đờm cho trẻ
Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ và cho trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ gặp thêm các triệu chứng như khó thở, ho lâu ngày không khỏi, sốt... để được chẩn đoán và điều trị kịp thời hơn.