Cách sử dụng đèn hồng ngoại để điều trị các bệnh về xương khớp

Đèn hồng ngoai là vật dụng khá phổ biến trong đời sống hiện đại với tỷ lệ người sử dụng ngày càng cao. Ngoài tác dụng sưởi ấm, đèn hồng ngoại còn có tác dụng điều trị tốt các bệnh cơ xương khớp đã được nghiên cứu về tác dụng và được áp dụng rộng rãi trong các bệnh viện.

Cách sử dụng đèn hồng ngoại để điều trị các bệnh về xương khớp Cách sử dụng đèn hồng ngoại để điều trị các bệnh về xương khớp

Bài viết này, HoiBenh sẽ cũng các bạn tìm hiểu về đèn hồng ngoại để có thể áp dụng phương pháp này trong điều trị các bệnh về cơ xương khớp tại nhà.

Tác dụng của tia hồng ngoại với sức khỏe nói chung

Đặc tính nổi trội của tia hồng ngoại là một loại bức xạ có nhiệt lượng cao. Chính vì vậy tác dụng quan trọng nhất của tia hồng ngoại là dựa vào tác dụng nhiệt làm giãn mạch máu làm tăng chuyển hóa và tăng lưu thông khí huyết trong long mạch nhờ đó giảm các triệu chứng viêm. Làm giãn cơ, tăng tuần hoàn dưới da bởi vậy có tác dụng giảm đau, giảm sự co cứng cơ do lạnh.

Các tác dụng chính của đèn hồng ngoại

  • Đèn hồng ngoại có tính chất thấu nhiệt xuyên qua da nông chỉ khoảng 3mm, nên có tác dụng chính làm nóng da tại chỗ, giãn cơ, tăng cường vận hóa, tăng lưu thông kinh lạc, làm giảm sự kích thích của các đầu mút thần kinh.

vicare.vn-cach-su-dung-den-hong-ngoai-de-dieu-tri-cac-benh-ve-xuong-khop-body-1

  • Hồng ngoại có tác dụng chính điều trị các bệnh cơ xương khớp, giảm co cứng cơ, làm giảm đau trong hầu hết các trường hợp, làm giảm sưng, giảm vết bầm tím. Đặc biệt đèn hồng ngoại còn có thể làm giảm nhức mỏi tốt.
  • Áp dụng nhiều trong lĩnh vực thẩm mỹ, có tác dụng làm đẹp và sạch da.
  • Sử dụng song song với một số biện pháp điều khác trong điều trị các bệnh tai mũi họng do tính chất làm giảm viêm và tăng miễn dịch.
  • Đèn hồng ngoại cũng có thể giúp bạn thư giãn, làm căng thẳng.

Đèn hồng ngoại được chỉ định dùng trong trường hợp nào?

  • Đau cơ do co cứng, do lạnh, do huyết ứ.
  • Đau nhức xương khớp gặp trong các bệnh: đau thắt lưng, đau mỏi cổ gáy, vẹo cổ cấp, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau thần kinh liên sườn,...
  • Co cứng khớp trong các biến dạng do viêm khớp dạng thấp.
  • Cải thiện tình trạng sưng, phù, nề trong các trường hợp viêm khớp mạn tính, gout, viêm khớp dạng thấp đợt cấp.
  • Tăng dinh dưỡng và tăng chuyển hóa tại chỗ trong các vết thương, vết loét lâu liền, các trường hợp bị sẹo.

Cách sử dụng đèn hồng ngoại

Người bệnh nằm hoặc ngồi đều được, nên chọn tư thể thoải mái nhất và bộc lộ được toàn bộ phần bị bệnh.

Đặt đèn cách mặt da từ 50cm - 1m, đặt trên mặt đất hoặc mặt phẳng tránh đặt chỗ gồ ghề hay nhiều người đi lại. Khi người bệnh chuẩn bị sẵn sàng, bật công tắc đèn. Điểu chỉnh mức nhiệt bằng nút điều chỉnh của đèn, một số đèn không có nút này muốn tăng giảm độ nóng có thể thay đổi khoảng cách từ đèn đến vùng được chiếu. Khi chiếu đèn phải chiếu thẳng góc với mặt da đến khi người bệnh cảm thấy nóng vừa là được, không nên để quá nóng có thể gây bỏng hoặc quá nguội hiệu quả điều trị sẽ giảm. Việc chiếu đèn này có thể thực hiện ở nhà, nhưng cần có người nhà chỉnh đèn giúp, không nên tự làm.

vicare.vn-cach-su-dung-den-hong-ngoai-de-dieu-tri-cac-benh-ve-xuong-khop-body-2

Thời gian chiếu trung bình 20 phút, một số trường hợp co cơ nhiều thời gian chiếu đèn có thể dài hơn, những trường hợp đau nhức do thoái hóa chỉ nên chiếu 10 - 15 phút để tránh dòn xương. Mỗi ngày có thể chiếu từ 1 – 3 lần.

Khi hết giờ thì tắt đèn để vào vị trí an toàn, kiểm tra lại vùng điều trị bằng cách hỏi người bệnh không nóng rát và quan sát vùng da thấy đỏ đều là được.

Những lưu ý khi sử dụng đèn hồng ngoại

Một số trường hợp không nên sử dụng đèn hồng ngoại như: Vết thương chảy máu, viêm cấp tính nóng nhiều, viêm có mủ, vùng da mất cảm giác, vùng da bị sẹo lồi...

Những nguy cơ có thể gặp phải khi sử dụng đèn hồng ngoại:

  • Bỏng do khoảng cách quá gần hoặc chỉnh nhiệt quá lớn, thời gian quá lâu nổ vỡ bóng đèn. Chú ý cần tránh va, chạm vào bóng đèn khi đang nóng, tránh để nước lạnh bắn vào bóng đèn khi đang hoạt động vì dễ nỗ, vỡ bóng.
  • Những bệnh nhân thoái hóa, loãng xương chú ý không nên chiếu đèn quá lâu để tránh bị dòn xương.
  • Khi chiếu đèn vùng mặt cần phải che mắt cẩn thận.

Đèn hồng ngoại được coi là một trong các phương pháp vật lý trị liệu bằng nhiệt tốt nhất và dễ áp dụng. Người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các kiến thức trên trong điều trị bệnh tại nhà. Các triệu chứng bệnh sẽ cải thiện đáng kể nếu áp dụng đúng cách. Tuy nhiên, những trường hợp nặng, đau lâu ngày tái đi tái lại, người bệnh không nên chủ quan chỉ điều trị tại nhà mà nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Bài viết được bác sĩ Đông y bảo trợ thông tin

Huệ Phạm