Cách phòng ngừa Rubella cho trẻ sơ sinh các mẹ cần biết
Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh rubella ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ biết cách chăm sóc để bệnh tình của trẻ mau thuyên giảm. Vậy cách phòng ngừa Rubella cho trẻ sơ sinh như thế nào? Hôm nay HoiBenh sẽ cung cấp cho các mẹ những vấn đề về cách phòng ngừa Rubella ở trẻ sơ sinh để các mẹ biết và phòng tránh cho trẻ kịp thời.
Cách phòng ngừa Rubella cho trẻ sơ sinh các mẹ cần biết
Bệnh rubella là bệnh gì?
Bệnh rubella là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh lây lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Hội chứng rubella bẩm sinh là nguyên nhân quan trọng gây ra các khuyết tật trầm trọng cho trẻ sơ sinh. Trái ngược với với trẻ nhỏ nhiễm rubella chỉ có một vài biểu hiện nhẹ thì đối với trẻ sơ sinh khi mắc hội chứng rubella sẽ phải chịu những khuyết tật vô cùng nặng nề như điếc, dị tật ở mắt, tim và não, chậm phát triển về cả thể lực lẫn trí tuệ, gặp nhiều sự cố ở gan, lá lách tủy xương.
Bệnh rubella ở trẻ em nguyên nhân do đâu?
Ngoài nguyên nhân mẹ truyền sang con khiến trẻ bị bệnh Rubella bẩm sinh thì những nguyên nhân gây lây lan bệnh khác chủ yếu qua đường hô hấp.
Trẻ em có thể bị lây truyền do hít phải không khí trong môi trường bên ngoài có chứ dịch tiết mũi họng của người mang virus Rubella.
Ngoài ra, trẻ có thể bị lây bệnh do việc tiếp xúc với những vật dụng, đồ dùng vô tình dính dịch tiết của người bệnh do virus Rubella có thể sống trong môi trường bên ngoài khá lâu.
Việc trẻ vui chơi, tiếp xúc với bạn bè ở trường học, khu vui chơi cũng tiềm ẩn nguy cơ cao khi virus dễ dàng lây lan từ trẻ này sang trẻ khác.
Con đường lây truyền bệnh rubella ở trẻ em
Bệnh lây lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Khi phụ nữ đang mang thai nhiễm virus Rubella trong 3 tháng đầu của quá trình mang thai, sẽ có khoảng 90% nguy cơ truyền virus cho thai nhi và nó có thể khiến cho thai nhi bị chết hoặc là mắc hội chứng rubella bẩm sinh. Trẻ bị hội chứng rubella bẩm sinh có thể lây truyền virus trong khoảng thời gian một năm hoặc hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh rubella ở trẻ
Những biểu hiện như điếc, chậm phát triển trong tử cung, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc, và tim bẩm sinh là dấu hiệu xác nhận thần kinh trung ương bị ảnh hưởng.
Các biểu hiện ít phổ biến hơn khi trẻ bị bênh rubella đó là chứng tạo hồng cầu da, viêm não – màng não, tăng nhãn áp, chứng mắt bé, viêm cơ tim, viêm phổi, viêm gan, ban xuất huyết giảm tiểu cầu và những khiếm khuyết dây thần kinh sọ.
Đặc biệt đối với các bà mẹ mang thai ở 3 tháng đầu khi mắc bệnh rubella có thể ảnh hưởng tới trẻ nhỏ
Các biểu hiện triệu chứng bệnh Rubella ở trẻ em
Giai đoạn ủ bệnh
Đây là giai đoạn trẻ mới tiếp xúc với nguồn bệnh, thường kéo dài khoảng 12-23 ngày. Giai đoạn này, trẻ chưa có biểu hiện bệnh rõ rệt dù đó nhiễm virus Rubella.
Giai đoạn phát bệnh
Một số biểu hiện đặc trưng ở giai đoạn này như sau:
- Trẻ có dấu hiệu sốt kèm theo cơ thể mệt mỏi, nhức đầu hay quấy khóc, đau họng, chảy nhiều nước mũi, dịch trong, đôi khi cũng xuất hiện mắt đỏ.
- Ban bắt đầu nổi từ mặt sau đó phát ban lan rộng ra toàn thân. Khác với bệnh tay chân miệng lũng bàn tay, bàn chân của trẻ không có ban. Ban phát thành từng đốm, dát sần.
- Một số trường hợp trẻ cũng bị nổi hạch sau tai, khớp tay khớp chân bị đau.
- Những trẻ nhỏ thường có biểu hiện bệnh nặng hơn trẻ lớn.
Giai đoạn khỏi bệnh
Bệnh phát và kéo dài khoảng 2-4 ngày rồi sau đó tự khỏi. Một số triệu chứng như đau khớp, mệt mỏi có thể kéo dài hơn do cơ thể chưa thực sự hồi phục. Nhìn chung bệnh Rubella là một bệnh không nguy hiểm, sau khi mắc bệnh Rubella lần đầu trẻ sẽ không mắc trở lại và có khả năng miễn dịch suốt đời.
Khi trẻ có những dầu hiệu khởi phát bệnh, ba mẹ cần nhanh chóng phát hiện và điều trị các triệu chứng của bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh rubella ở trẻ
Có hai biện pháp chính để phòng bệnh, đó là cách ly và tiêm ngừa vaccine để phòng bệnh. Vì vậy cha mẹ nên đưa trẻ em đi tiêm phòng Rubella.
Khi trẻ mắc bệnh Rubella cần được cách ly để tránh lây lan cho những bạn khác, chú ý giữ vệ sinh các vật dụng cá nhân cả ở trường và ở nhà để hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh trong môi trường.
Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu lên kế hoạch có con, phụ nữ cần phải sử dụng các biện pháp tránh thai hữu hiệu trong 3 tháng liên tục, gồm 1 tháng trước khi chủng và 2 tháng sau khi chủng.
Để phòng hội chứng rubella bẩm sinh, phụ nữ nên tiêm vaccine rubella. Tiêm chủng cho nữ 15 đến 40 tuổi sẽ làm giảm nhanh tỉ lệ mắc hội chứng rubella bẩm sinh, không có sự lây truyền của virus rubella sang trẻ.