Cách phòng bệnh đau khớp vai khi chơi thể thao

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp vai khi chơi thể thao, có thể là do người bệnh tập luyện quá sức, chấn thương, tập không đúng động tác... Vậy thì cách phòng bệnh đau khớp vai khi chơi thể thao thế nào. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cách phòng bệnh đau khớp vai khi chơi thể thao Cách phòng bệnh đau khớp vai khi chơi thể thao

Đau khớp vai khi chơi thể thao thường là do những chấn thương ở vai bị gây ra, ngoài ra còn do sự vận động quá sức, tập sai động tác và dùng những động tác lặp đi lặp lại lên khớp trong một thời gian dài. Có một vài loại chấn thương ở khớp vai do vận động như:

– Tổn thương ở các gân cơ ở khớp vai: Có hai loại tổn thương là: viêm gân cơ và xơ rách gân cơ. Dấu hiệu chung cho cả hai bệnh là vai rất đau khi cử động, khớp trở nên lỏng lẻo và giảm đi sức mạnh. Điều trị tổn thương các gân cơ khớp vai bao gồm nghỉ vận động, chườm lạnh và dùng các loại thuốc giảm đau. Các trường hợp bị xơ rách gân cơ cần phải có thời gian nghỉ ngơi kéo dài nhiều tháng hơn các trường hợp bị viêm và khả năng hồi phục hoàn toàn cũng ít hơn.

– Chấn thương gân cơ ở chóp xoay. Cơ chóp xoay có nhiệm vụ kết nối các xương trong vùng khớp vai lại với nhau. Đây là một loại chấn thương nghiêm trọng vì đây có thể là dấu chấm hết sự nghiệp của một vận động viên.

chan thuong vai

Triệu chứng của chấn thương gân cơ chóp xoay như là đau vai ngay cả khi nghỉ ngơi, nhất là khi người bệnh nằm nghiêng để cơ thể đè lên vai bị chấn thương. Các cơn đau tăng lên khi phải mang vật nặng, nhấc tay lên, hạ tay xuống hoặc di chuyển tay. Bệnh nhân sẽ thấy khớp vai của mình yếu đi, không thể mang xách được các đồ vật nặng. Để chẩn đoán bác sĩ thường sẽ khám lâm sàng, chụp x-quang, chụp cộng hưởng từ hoặc cũng có thể thực hiện nội soi khớp vai.

Cách phòng bệnh đau khớp vai khi chơi thể thao

1. Luôn khởi động, làm nóng người kỹ trước khi chơi thể thao. Nhất là phải khởi động kỹ các khớp vai để tránh chấn thương.

2. Tập tăng sức mạnh vùng gân cơ, tập tăng độ dẻo cho cơ vùng vai bằng các bài tập kéo dãn.

3. Tập thể lực và tập tăng độ bền toàn thân.

tap luyen

4. Tránh thực hiện liên tục những động tác quá sức của bản thân, tạo áp lực quá lớn lên trên vùng khớp vai.

5. Nếu cần thiết có thể mang theo dụng cụ hỗ trợ khớp vai, trong trường hợp nếu như bạn cảm thấy khớp vai của mình đau nhẹ khi chơi, hoặc là khớp vai đã có tiền sử bị chấn thương, khớp vai vừa mới được điều trị chấn thương. Các dụng cụ này giúp cho phần khớp vai ổn định hơn và giúp giới hạn lại biên độ hoạt động của các khớp và cơ.

6. Dùng băng dán các khớp vai: Các loại băng dán, ngoài việc sẽ giúp phần nào làm giới hạn phần hoạt động khớp, phòng trừ chấn thương và đau cơ thì còn có tác dụng giúp mau hồi phục các chấn thương ở gân cơ ở khớp vai trong trường hợp bạn đang bị chấn thương.

7. Điều chỉnh kỹ thuật các động tác cho chuẩn. Những động tác được thực hiện không đúng kỹ thuật trong một thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến vùng cơ và khớp vai, gây đau nhức.

8. Điều quan trọng nhất trong việc phòng bệnh đau khớp vai khi chơi thể thao là người tập phải có cho mình chế độ luyện tập điều độ và có sự nghỉ ngơi hợp lý.

nghi ngoi

Khi có dấu hiệu đau khi vận động các khớp vai, khớp vai bị sưng và nhìn thấy một vùng đỏ ở trên khớp vai thì người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế để kiểm tra và tham khảo ý kiến bác ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc do chấn thương gây nên.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh đau nhức khớp tay chân và cách điều trị