Cách nhận biết đau dạ dày và cách xử trí tại nhà cực hiệu quả

Việt Nam là nước đang phát triển theo hướng công nghiệp, tần suất cũng như áp lực làm việc ngày càng tăng lên. Cùng với đó là việc sử dụng các thức ăn nhanh, ăn uống không điều độ. Chính vì những lý do đó mà tỷ lệ người bị đau dạ dày tăng lên nhanh chóng. Đau dạ dày nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Cách nhận biết đau dạ dày và cách xử trí tại nhà cực hiệu quả Cách nhận biết đau dạ dày và cách xử trí tại nhà cực hiệu quả

Việt Nam là nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, khi xã hội ngày càng phát triển, tần suất cũng như áp lực làm việc ngày càng tăng lên. Cùng với đó là việc sử dụng các thức ăn nhanh, ăn uống không điều độ. Chính vì những lý do đó mà tỷ lệ người bị đau dạ dày tăng lên nhanh chóng một cách đột biến. Đau dạ dày nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Theo thống kê của Hội Nội Khoa Việt Nam chia sẻ trên trang Sức khoẻ Đời Sống, nước ta có tỷ lệ bệnh nhân bị viêm dạ dày cao. Bệnh này chiếm khoảng 31% - 65% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên, trong đó tỷ lệ nhiễm HP chiếm 63- 94,8%. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh nhiều bệnh là từ 40-49 tuổi. Vậy lý do tại sao, và biểu hiện của chứng bệnh này thế nào?

Đau dạ dày thường biểu hiện như thế nào?

  • Đau dạ dày thường đau thượng vị (vùng bụng trên rốn), là triệu chứng bệnh viêm dạ dày đầu tiên, gặp ở hầu hết các bệnh nhân.
  • Thượng vị là vùng trên rốn và dưới mỏm xương ức.
  • Đau dạ dày có thể có cảm giác đau âm ỉ, cũng có thể đau dữ dội (trường hợp đau dữ dội thường gặp trong các bệnh lý về dạ dày cấp tính), kèm theo cảm giác nóng rát, có thể lan lên ngực hoặc sau lưng.
  • Đau dạ dày thường liên quan đến bữa ăn:cụ thể người bệnh sẽ đau nhiều hơn khi quá đói hoặc quá no, đặc biệt đau nhiều hơn khi đói, khi ăn thức ăn mềm xốp như bánh m, bánh quy thường đỡ đau hơn. Đau nhiều khi ăn đồ chua cay.
  • Có cảm giác chán ăn, ăn không ngon.
  • Đau tăng khi ăn – uống thức ăn có vị chua, cay, bia rượu, sử dụng các chất kích thích, khi lo lắng, căng thẳng quá độ...
  • Hiện tượng ợ chua: Do chức năng, hoạt động của dạ dày bị rối loạn dẫn đến thức ăn bị khó tiêu và sinh ra hơi dẫn đến các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua lên nửa chừng.
  • Có thể nôn và buồn nôn: Người bị dạ dày có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, kèm theo nôn ói.
  • Có biểu hiện chảy máu: Người bị nặng có thể dẫn đến chảy máu tiêu hóa với các triệu chứng nôn máu đỏ, máu đen, đi ngoài ra máu...

vicare.vn-cach-nhan-biet-dau-da-day-va-cach-xu-tri-tai-nha-body-1

Phân biệt đau dạ dày với đau do các bệnh của đại tràng

Đau do đại tràng thường đau phần bụng dưới rốn, hoặc đau dọc theo khung hình chữ U úp ngược ở bụng.

Đau có thể quặn lên từng cơn nhưng có tính chất di chuyển theo khung, hay gặp hơn là âm ỉ. Kèm theo đau, bệnh nhân có cảm giác lúc nào cũng muốn đi đại tiện, mót rặn, hoặc đi ngoài luôn, đi ngoài không hết.

Các bệnh về đại tràng mạn tính thường có cảm giác đầy bụng khó tiêu, nặng bụng.

Đau và cảm giác nặng bụng, khó chịu do các bệnh về đại tràng sẽ giảm bớt khi đi đại tiện.

Ngoài đau, thường có biểu hiện rối loạn tính chất phân: đi ngoài phân nát, lỏng, phân lẫn nhầy, máu mũi hoặc táo bón,...

Cách xử trí đau dạ dày tại nhà đơn giản nhất

1. Dùng gừng tươi

  • Gừng là thực phẩm – vị thuốc rất hữu ích trong việc khắc phục các tình trạng viêm của hệ tiêu hóa. Chúng giúp giảm đau, chống viêm nhiễm ngoài ra bạn cũng nên biết thêm các công dụng khác của gừng như điều trị hạ huyết áp, cải thiện tình trạng tim đập nhanh, chống co giật. Ngoài ra gừng tươi được coi là vị thuốc giải độc và chỉ nôn số 1 của Đông y.
  • Gừng vị cay, tính ấm, tốt nhất trong giảm đau dạ dày do tỳ vị hư hàn, trên những người sức khỏe yếu, sợ lạnh, sợ gió mà bị đau dạ dày.
  • Cách sử dụng gừng tươi đơn giản nhất là dùng trà gừng, mỗi khi xuất hiện triệu chứng đau có thể uống tạm 1 gói trà gừng. Một cách tiện lợi hơn là bạn có thể ngậm 1 viên kẹo gừng, cảm giác đau thượng vị sẽ giảm nhanh chóng. Nếu đang ở nhà hay văn phòng bạn cũng có thể nhâm nhi tách trà gừng nóng hổi.
  • Ở nhà tốt nhất là lấy 1 nhánh gừng tươi, giã lấy nước pha loãng với nước ấm, uống ngay khi đau.
  • Chú ý không dùng gừng cho những người bị cao huyết áp, hoặc có xuất hiện triệu chứng xuất huyết dạ dày.

2. Tác dụng của nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý được dùng rất nhiều trong cuộc sống, có tính chất sát trùng nhẹ và kích thích tế bào hạt tăng sinh, nhanh lành vết thương.

Có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc pha loãng muối với nước ấm để súc miệng hàng không những làm giảm các bệnh về răng miệng, mà còn giảm vi khuẩn, chống viêm lợi, chống các tác nhân gây bệnh cho đường tiêu hóa xâm nhập qua đường miệng, uống nước muối ấm giúp làm sạch đường ruột, diệt một số loại vi khuẩn ở đường tiêu hóa, từ đó góp phần hiệu quả trong việc phòng các bệnh đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, nước muối sinh lý cũng giúp giảm cơn đau dạ dày, giảm co thắt gây đau bụng hay trường hợp chức năng dạ dày bị rối loạn.

Cách sử dụng: Nên sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày. Mỗi lần thấy các cơn đau đang ập đến bạn hãy pha ít muối hạt tinh với nước ấm rồi uống từng ngụm nhỏ, một ngày có thể uống nhiều lần.

vicare.vn-cach-nhan-biet-dau-da-day-va-cach-xu-tri-tai-nha-body-1

3. Đồ uống có Gas

Theo khuyến cáo, chúng ta nên tránh uống nước ngọt, nước có gas đặc biệt khi bị mắc một căn bệnh đường tiêu hóa nhưng riêng với bệnh đau dạ dày thì những loại nước có gas lại thành ‘vị cứu tinh’ tạm thời.

Cách sử dụng: khi nào thấy đau bạn mới uống vài ngụm nhỏ nước có gas, soda tròn những loại nước này sẽ trung hòa dịch a xít của dạ dày. Tuy nhiên, không được lạm dụng chúng cả ngày sẽ khiến bạn bị đầy hơi, ợ hơi càng khó chịu hơn.

4. Làm ấm bụng

Cách làm này được coi là cách đơn giản nhất, không tốn kém và rất dễ làm. Bạn có thể lấy một chút muối rang cho nóng vừa rồi dùng vải sạch bọc lại chườm vào vùng bụng bị đau. Cách dễ hơn là nhúng khăn vào nước nóng, vắt nhẹ rồi đắp lên bụng, cần nhúng khăn lại khi độ ấm hết. Hoặc lấy nước ấm cho vào chai nhỏ rồi đặt lên bụng. Khi bụng được làm nóng, cơ giãn ra sẽ làm giảm cơn đau dạ. Bên cạnh đó, với lượng nhiệt vừa phải chúng còn thúc đẩy khí huyết lưu thông tốt hơn giúp tiêu hóa thức ăn thuận lợi, dễ dàng hơn.

Những các trên chỉ áp dụng trong trường hợp bạn bị đau nhẹ, đau ẩm ỉ, và các triệu chứng này thi thoảng mới xuất hiện. Trong trường hợp bạn bị đau nhiều, đau dữ dội, dai dẳng cần đi khám bác sỹ để được kê thuốc điều trị hợp lý. Khi đó bạn bắt buộc phải sử dụng thuốc điều trị bệnh dạ dày.

Bài viết được bác sĩ Đông y bảo trợ thông tin

Huệ Phạm