Cách điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ giai đoạn đầu

Trĩ là một bệnh thường gặp, chiếm tỉ lệ đa số trong các chuyên khoa tiêu hóa tại bệnh viện. Bệnh mang đến vô số những phiền toái cho cuộc sống của người bệnh. Vậy cách điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ giai đoạn đầu sao cho hiệu quả nhất, mời bạn đọc tìm hiểu bài viết dưới đây!

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ giai đoạn đầu Cách điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ giai đoạn đầu

Trĩ là một bệnh thường gặp, chiếm tỉ lệ đa số trong các chuyên khoa tiêu hóa tại bệnh viện. Bệnh mang đến vô số những phiền toái cho cuộc sống của người bệnh. Vậy cách điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ giai đoạn đầu sao cho hiệu quả nhất, mời bạn đọc tìm hiểu bài viết dưới đây!

Những điều bạn cần biết về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến xảy ra khi các đám rối tĩnh mạch bị sưng và viêm ở các mô quanh hậu môn hoặc ở trực tràng dưới. Khi tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém, máu đi đến đây sẽ không lưu thông được, ứ đọng làm cho tĩnh mạch bị giãn, phình, gây ra các khó chịu và đau đớn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Có 2 loại bệnh trĩ là:

Trĩ ngoại

Hình thành dưới da xung quanh hậu môn, là khi các búi trĩ sa hẳn ra ngoài, mạch bị tắc gây phù nề và nghẹt không tụt trở lại trong lòng hậu môn được nữa, kèm theo triệu chứng nứt hậu môn và rất đau mỗi khi đại tiện.

Trĩ nội

Hình thành trong niêm mạc hậu môn và trực tràng dưới, phải chịu lực nén từ bên trong nên chủ yếu gây ra triệu chứng chảy máu không liên tục, thường là khi đi tiêu và đôi khi có dịch nhầy. Bệnh trĩ nội cũng có thể bị sa bên ngoài hậu môn dưới dạng khối nhỏ, giống như quả nho. Thông thường, sa búi trĩ có thể được đẩy lùi vào hậu môn bằng đầu ngón tay.

HoiBenh.vn-cach-dieu-tri-benh-tri-giai-doan-dau-body-2
Bệnh trĩ là tình trạng bị sưng và viêm ở các mô quanh hậu môn

Nguyên nhân bệnh trĩ

Vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh trĩ. Tuy nhiên, dưới đây có thể là 1 số lý do dẫn đến bệnh lí này.

  • Mang thai: Bệnh trĩ xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai bởi vì, khi tử cung mở rộng, nó gây ra áp lực lên tĩnh mạch trong đại tràng, khiến nó phình ra.
  • Tuổi tác: Bệnh trĩ phổ biến nhất ở người trưởng thành từ 45 đến 65 tuổi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người trẻ tuổi và trẻ em không mắc bệnh.
  • Tiêu chảy: Bệnh trĩ có thể xảy ra sau các trường hợp tiêu chảy mãn tính .
  • Táo bón mãn tính: Khi càng gắng sức rặn để đưa phân ra ngoài, bạn càng gây thêm áp lực lên thành mạch máu. Do đó dẫn đến các mạch máu bị phình ra và sưng lên.
  • Ngồi quá lâu: Ở tư thế ngồi trong thời gian dài có thể gây ra bệnh trĩ, đặc biệt là khi đi vệ sinh.
  • Nâng vật nặng: Khi nâng vật quá nặng, có thể dẫn đến bệnh trĩ.
  • Giao hợp qua đường hậu môn: Điều này có thể gây ra bệnh trĩ giai đoạn đầu hoặc khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
  • Béo phì: Chế độ ăn uống liên quan đến bệnh béo phì có thể gây ra bệnh trĩ.
  • Di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền có liên quan đến khả năng cao hơn bị bệnh trĩ.
HoiBenh.vn-dieu-tri-benh-tri-giai-doan-dau-body-3
Vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh trĩ

Triệu chứng bệnh trĩ giai đoạn đầu

Bệnh trĩ có 4 giai đoạn, khi ở những giai đoạn đầu, hầu như người bệnh sẽ không cảm thấy quá bất tiện nhưng tốt nhất là nên chú ý chữa bệnh trĩ ngay từ lúc này. Nhiều chuyên gia y tế đã cho biết bệnh trĩ giai đoạn đầu rất dễ điều trị vì mức độ tổn thương tĩnh mạch trực tràng, hậu môn còn khá nhỏ. Do đó, bạn cần nhất thiết chú ý tới bệnh ở giai đoạn này. Các triệu chứng của bệnh trĩ giai đoạn đầu phổ biến nhất bao gồm:

  • Chảy máu không đau sau mỗi lần đi vệ sinh. Xảy ra ở nhiều mức độ, có khi vài giọt, có khi thành tia (máu tươi) ngừng chảy khi đi ngoài xong
  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
  • Chuyển động ruột đau
  • Xuất hiện cục, u nhỏ ở vùng hậu môn. Có thể không đau chỉ cộm, cảm giác khó chịu hoặc vướng, có trường hợp đau thực sự nếu bị tắc tĩnh mạch. Đau làm cho bệnh nhân không ngồi ngay ngắn trên ghế hoặc ngồi một bên mông.
  • Phân bị rò rỉ

Các triệu chứng có thể khó chịu hoặc đáng báo động, nhưng chúng thường không đáng lo ngại. Do đó khiến người bệnh chủ quan trong việc điều trị.

HoiBenh.vn-dieu-tri-benh-tri-giai-doan-dau-body-4
Chảy máu không đau sau mỗi lần đi vệ sinh

Biện pháp điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu hiệu quả

Khi mới mắc trĩ giai đoạn đầu ta có thể chữa bệnh trĩ tại nhà. Quan trọng là bệnh nhân cần chú ý tới bệnh tình của mình và hạn chế những tác nhân khiến bệnh nặng thêm

  • Kem bôi và thuốc mỡ tại chỗ: Kem hoặc thuốc đạn không kê đơn (OTC), có chứa hydrocortison sẽ giúp bạn giảm đau, chống viêm tại vị trí hậu môn.
  • Túi nước đá: Áp dụng chúng vào khu vực bị ảnh hưởng có thể giúp giảm sưng.
  • Tắm nước ấm: Ngâm mình trong bồn nước ấm trong ít nhất 10 phút mỗi ngày có thể làm giảm các triệu chứng nóng rát hoặc ngứa.
  • Khăn ẩm: Giấy vệ sinh khô có thể khiến bạn đau rát hơn. Do đó sử dụng khăn ẩm sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn và không gây tổn thương đến vùng hậu môn.
  • Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau, như aspirin , ibuprofen và acetaminophen có thể làm giảm đau và khó chịu.
HoiBenh.vn-dieu-tri-benh-tri-giai-doan-dau-body-5
Một số loại thuốc giảm đau, như aspirin , ibuprofen và acetaminophen có thể làm giảm đau và khó chịu

Biện pháp phòng ngừa

Bạn thường có thể ngăn ngừa bệnh trĩ tương tự như ngăn ngừa táo bón. Một số thay đổi chế độ ăn uống và lối sống sau đây có thể giúp phân mềm hơn, giúp điều hòa nhu động ruột và tránh táo bón có thể dẫn đến bệnh trĩ

  • Thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn. Bạn cần từ 25 đến 30 gram chất xơ mỗi ngày, từ các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu, bông cải xanh, cà rốt, cám, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây tươi.
  • Uống đủ nước. Đối với hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh, bạn cần đưa vào cơ thể lượng nước tương đương với 6 đến 8 ly nước mỗi ngày.
  • Tập thể dục thường xuyên. Chỉ cần 20 phút đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp bộ máy tiêu hóa của bạn làm việc hiệu quả hơn.
  • Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Hãy cố gắng sắp xếp thời gian để đi vệ sinh vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày, tránh nhịn đi đại tiện quá lâu. Thời gian tốt nhất để làm điều này thường là ngay sau bữa ăn. Không ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài (nó có xu hướng làm cho bệnh trĩ sưng lên và sa ra ngoài).

Mặc dù bệnh trĩ có thể gây khó chịu và đau đớn, nhưng ở giai đoạn đầu, chúng dễ dàng được điều trị và có thể phòng ngừa hiệu quả. Do đó, đừng ngần ngại chia sẻ với chúng tôi tại đây để có được lộ trình điều trị phù hợp!

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về bệnh trĩ
  • Bệnh trĩ nên ăn và không nên ăn gì
  • Bệnh trĩ: 8 biện pháp đơn giản giúp giảm đau tại nhà