Cách điều trị quai bị an toàn bạn nên ghi nhớ
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây nên. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cách điều trị quai bị an toàn bạn nên ghi nhớ
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây nên. Tuy là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, quai bị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vô sinh ở nam giới.
Diễn biến của bệnh quai bị
Bệnh quai bị lây truyền chủ yếu qua sự tiếp xúc nước bọt giữa người bệnh với người lành. Sau khi bị virus xâm nhập, cơ thể sẽ ủ bệnh trong từ 17 - 28 ngày rồi mới phát bệnh. Đa phần người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu trong 1 - 2 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng quai bị dưới đây:
- Mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, cảm giác sợ gió.
- Sốt cao (39-40 độ C) trong từ 3 - 4 ngày
- Chảy nước bọt và má sưng to. Có thể sưng một bên mặt sau đó lan dần sang bên còn lại hoặc sưng đồng thời hai bên cùng một lúc.
- Cảm giác đau khi nuốt nước bọt, nhai hoặc nói chuyện.
- Khô miệng do các tuyến nước bọt đã ngừng hoạt động.
Sốt cao là triệu chứng đặc trưng của bệnh quai bị
Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau từ 1 - 10 ngày và người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể phát triển tăng nặng. Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và dễ biến chứng nguy hiểm hơn trẻ em. Đối với nam giới có thể viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, phụ nữ có thể bị viêm buồng trứng, dẫn tới vô sinh. Phụ nữ có thai nếu mắc quai bị trong 3 tháng đầu thai kì sẽ tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối có thể sinh non hoặc thai chết lưu. Ngoài ra, nhồi máu phổi, viêm tuỵ, đau bụng nhiều, tụt huyết áp, viêm não, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, rối loạn chức năng gan, viêm phổi,... cũng là những biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị.
Cách điều trị quai bị an toàn
Khi không may mắc quai bị, người bệnh cần sớm điều trị để hạn chế xảy ra các biến chứng không mong muốn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với căn bệnh này nên việc điều trị thường tập trung vào nâng cao thể trạng và giảm triệu chứng.
- Nằm nghỉ ngơi tuyệt đối, đặc biệt khi xuất hiện biến chứng sưng tinh hoàn.
- Súc miệng nước muối hàng ngày có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ điều trị viêm, sưng hiệu quả.
- Ăn các loại đồ ăn lỏng, nhẹ, uống nhiều nước và hạn chế dùng các loại thức ăn, nước uống có vị chua.
- Chườm ấm hoặc chườm mát vùng góc hàm để giảm đau và giảm sưng tuyến nước bọt.
Bệnh nhân quai bị cần nằm nghỉ ngơi tuyệt đối, nhất là khi có triệu chứng sưng tinh hoàn
- Về sử dụng thuốc: Bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau như Paracetamol, Aspirine. Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Hoặc có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian đơn giản sau đây:
+ Giấm thanh hoặc rượu trắng 10ml, nhân hạt gấc 2-3 hạt. Bỏ hạt gấc mài vào giấm hay rượu bôi hai ba lần vào chỗ sưng đau.
+ Dùng nước thuốc lào hòa trộn với cốt lá muồng trâu bôi vào thương tổn hai ba lần trong ngày.
+ Ích tiểu đậu 50-70 hạt tán vụn, hòa trộn với nước ấm hoặc mật ong hoặc lòng trắng trứng gà (lượng vừa đủ) thành dạng hồ rồi bôi đắp lên nơi sưng, ngày ngày thay thuốc một lần, thường sau một lần tại chỗ đã bớt sưng đau.
+ Đậu xanh, thiên hoa phấn liều lượng bằng nhau, tán bột, hòa trộn với nước đun sôi để nguội chuyển thành dạng hồ lỏng sau đó bôi lên nơi sưng, ngày ngày 3-4 lần.
+ Tỏi, giấm chua để lâu ngày liều lượng vừa đủ. Mang tỏi giã nát hòa trộn với giấm rồi bôi lên vùng thương tổn, ngày ngày 2-3 lần.
Bạn đọc có thể cập nhật thêm các kiến thức y học bổ ích tại chuyên mục Sống khoẻ của HoiBenh.