Cách điều trị bệnh viêm tai giữa hiệu quả nhất cho trẻ em
Viêm tai giữa ở trẻ em không còn quá xa lạ với các bậc phụ huynh. Đây là bệnh dễ hình thành cứ 10 trẻ thì có 1 – 2 trẻ mắc phải bệnh này. Khi tìm hiểu trên mạng có quá nhiều thông tin về cách chữa bệnh viêm tai giữa khiến các mẹ không biết cách chữa bệnh viêm tai giữa hiệu quả nhất có thể áp dụng, mang lại hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ. Để giải quyết vấn đề đó, HoiBenh sẽ cũng cấp những thông tin cần thiết và chung nhất về các cách chữa bệnh viêm tai giữa.
Cách điều trị bệnh viêm tai giữa hiệu quả nhất cho trẻ em
Viêm tai giữa ở trẻ em không còn quá xa lạ với các bậc phụ huynh. Đây là bệnh dễ hình thành cứ 10 trẻ thì có 1 – 2 trẻ mắc phải bệnh này. Khi tìm hiểu trên mạng có quá nhiều thông tin về cách điều trị bệnh viêm tai giữa khiến các mẹ không biết cách điều trị bệnh viêm tai giữa hiệu quả nhất có thể áp dụng, mang lại hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ. Để giải quyết vấn đề đó, HoiBenh sẽ cũng cấp những thông tin cần thiết và chung nhất về các cách điều trị bệnh viêm tai giữa
Cách điều trị bệnh viêm tai giữa hiệu quả nhất
Dưới đây là các cách điều trị bệnh viêm tai giữa hiệu quả nhất các mẹ có thể thể tham khảo. Tùy vào tình trạng của bé, mẹ có thể áp dụng nếu được sự cho phép, chỉ định từ bác sĩ.
Sử dụng thuốc điều trị tại chỗ
Các loại thuốc nhỏ mũi thông thường được dùng để chống sung huyết, chống viêm, giảm phù nề... giúp làm sạch hốc mũi cũng như giúp mũi thông thoáng hơn từ đó giúp tai họng cũng thông thoáng theo. Chính vì vậy, khi bị viêm tai giữa, các mẹ có thể sử dụng loại thuốc như: sunfarin, otrivin 0,05%, xylomethazoline... để giúp phục hồi niêm mạc tai giữa dễ dàng hơn đồng thời giúp dẫn dịch mủ từ tai giữa qua đường vòi tai ra ngoài.
Thuốc điều trị toàn thân
Thuốc hạ sốt, giảm đau
Khi bị viêm tai giữa trẻ thường có triệu chứng sốt, đau tai, đau đầu chính vì vậy, sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt giúp giảm các triệu chứng trên. Mẹ có thể sử dụng paracetamol tuy nhiên tùy theo cân nặng của trẻ, mẹ cho dùng với liều lượng thuốc nhất định cứ 10 - 15mg paracetamol/kg theo cân nặng của trẻ.
Thuốc kháng sinh
Mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc dung dịch kháng sinh để nhỏ vào tai bé nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ. Không nên mua thuốc kháng sinh dạng viên nén sau đó nghiền rồi thổi vào tai trẻ, nó có thể khiến cho tình trạng viêm tai giữa của trẻ nặng hơn.
Nhóm thuốc kháng sinh dạng uống như bêta – lactam và nhóm quinolone... là lựa chọn tốt nhất trong điều trị viêm tai giữa mà mẹ có thể sử dụng.
Bên cạnh đó mẹ có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm corticoid 7 - 10 ngày hay thuốc chống viêm giảm phù nề, các loại thuốc kháng viêm non-steroid giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm trong tai giữa tiến triển cũng như hỗ trợ kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây viêm đồng thời giúp phục hồi cấu trúc của các mô bị tổn thương trong tai.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em và cách điều trị
Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm tai giữa
Với thuốc nhỏ tai: khi sử dụng loại thuốc này mẹ cần để ý bởi tùy theo thành phần cơ bản của thuốc được chia làm 2 loại:
Trường hợp 1 viêm tai không thủng màng nhĩ: có thể sử dụng cho tình trạng bị sung huyết khi đó có thể kết hợp thuốc nhỏ tai với thuốc kháng sinh, kháng viêm như: polydexa và cortiphenicol...
Còn trường hợp 2 đó là viêm tai có bị thủng màng nhĩ: Mẹ có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ tai được bào chế từ các loại kháng sinh đảm bảo tính an toàn cho ốc tai như: effexin hoặc rifamycin...
Khi bị viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết thì trẻ chỉ cần điều trị nội khoa qua chỉ định của bác sĩ cho sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân kết hợp với thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm, chống phù nề.
Khi điều trị viêm tai giữa có mủ bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện trích màng nhĩ, cho dẫn lưu mủ ra ngoài kết hợp với các loại thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn xung huyết.
Từ những thông tin mà HoiBenh cung cấp trên, hi vọng các mẹ đã biết cách điều trị bệnh viêm tai giữa hiệu quả nhất qua đó sớm phát hiện và điều trị cho trẻ. Bên cạnh đó mẹ cũng cần xem những thông tin về lưu ý khi sử dụng thuốc cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng bệnh của trẻ để lựa chọn phương pháp điều trị đúng đắn hiệu quả tránh làm tổn thương tai, sức nghe của trẻ.