Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Viêm loét dạ dày, tá tràng là một căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt thường gặp ở giới trẻ do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý.
Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Khi bị viêm loét dạ dày, lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do hiệu ứng ăn da của acid và pepsin, từ đó hình thành nên những vết loét gây đau đớn cho người bệnh. 95% người bệnh bị viêm loét là lành tính, tuy nhiên 5% trong số đó lại được xác nhận là có liên quan đến các khối u ác tính.
Các dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:
- Đau bụng âm ỉ.
- Đau bụng có tính chu kỳ, thường xảy ra khi đói và giảm dần sau khi ăn hoặc uống thuốc giảm tiết acid dạ dày.
- Sút cân, chán ăn.
- Buồn nôn, thường xuyên bị ợ hơi, đầy hơi.
>>> Xem thêm: Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng:
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm loét dạ dày tá tràng là do chế độ ăn uống không hợp lý:
- Sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích.
- Thường xuyên ăn đồ cay, nóng.
- Ăn uống không đúng bữa, ăn quá nhiều hoặc quá ít,ăn quá khuya hoặc nhịn đói quá lâu, ăn nhanh, nhai không kỹ cũng là một trong những nguyên nhân gây bênh.
Ngoài ra, viêm loét dạ dày còn có thể do nhiễm trùng (nhiễm khuẩn Helicobector Pylori) hoặc do bị căng thẳng, stress lâu ngày.
Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:
Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng thì trước hết bệnh nhân sẽ được điều trị làm liền ổ loét, giảm đau bằng các loại thuốc đặc trị. Sau mỗi lần điều trị sẽ được nội soi để kiểm tra bệnh đã hết chưa.
Bênh cạnh đó, người bệnh cần thực hiên chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ, ăn chậm nhai kỹ, không sử dụng nhiều đồ uống có cồn, chất kích thích để tránh bệnh tái phát.
Ngoài ra có một bài thuốc dân gian đã được chứng minh là một cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả là nghệ và mật ong: Tinh chất nghệ (curcurmin) có tác dụng tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa nhưng lại không tăng tiết dịch vị dạ dày. Ngoài ra, nghệ còn ức chế khả năng sinh khối u trong dạ dày và các nơi khác. Còn mật ong giúp làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, làm giảm các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh. Cách thực hiện: Trộn đều bột nghệ với mật ong, se thanh viên nhỏ, bảo quản trong lọ thủy tinh ở nơi thoáng mát, mỗi ngày 9 viên chia 3 bữa.
Bên cạnh đó còn một số loại thực phẩm cũng rất tốt cho dạ dày, giúp giảm triệu chứng cũng như nguy cơ mắc viêm loét:
- Cải bắp: Trong bắp cải có lượng nước cao, bắp cải có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, B1, B2, canxi, photpho, sắt... và đặc biệt là vitamin U có tác dụng làm lành vết loét. Do vậy, bắp cải cũng được sử dụng là bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng rất hiệu quả. Sử dụng khoảng 250g nước ép bắp cải nấu sôi và sử dụng trước bữa ăn 2 lần mỗi ngày. Bạn nên sử dụng liên tục trong 10 ngày để làm giảm bớt các triệu chứng đau nhức và làm lành vết loét tốt hơn.
- Củ cải và ngó sen có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày: Lấy lượng bằng nhau củ cải và ngó sen đem rửa sạch và giã nát lọc lấy nước uống. Mỗi lần uống 50g và 2 lần/ngày.
- Sử dụng hạt đinh hương nhét vào quả lê hầm chín để ăn cũng là bài thuốc giúp giảm các triệu chứng nôn mửa do viêm loét dạ dày tá tràng. Lấy khoảng 15 hạt đinh hương nhét vào quả lê đã khoét rỗng ở giữa sau đó đem hầm chín để ăn.