Các xoa bụng để điều trị bệnh táo bón

Trong đời chắc chắn ai cũng nhiều lần gặp phải tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, táo bón hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị được. Xoa bụng được coi là một phương pháp đơn giản để giảm thiểu tình trạng táo bón bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc nhuận tràng khác.

Các xoa bụng để điều trị bệnh táo bón Các xoa bụng để điều trị bệnh táo bón

1. Táo bón - bệnh không đơn giản

Theo đông y, táo bón là bệnh đường tiêu hóa sinh ra do khí trệ, nhiệt kết, khí âm hư tổn, trường vị vận chuyển không thông gây nên tình trạng táo bón.

Theo ngôn ngữ y khoa, táo bón thường được định nghĩa là có dưới 3 lần đi tiêu trong một tuần. Táo bón nặng là khi đi tiêu dưới một lần mỗi tuần. Đây là hiện tượng phân cứng, phân khó tiêu và cảm giác còn phân trong ruột sau khi đi tiêu.

Chế độ ăn ít xơ, thói quen ít vận động, nhịn đại tiện sẽ làm giảm khả năng mót rặn của đại tràng. Khi mắc hội chứng ruột kích thích, co thắt đại tràng có thể làm chậm chuyển động thông qua đường tiêu hóa, dẫn đến táo bón.

Ngoài ra, không uống đủ nước cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng táo bón. Bình thường trong thành phần của phân chứa khoảng 75-78% nước. Nếu tỷ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50% đã làm khối phân khó di chuyển theo ruột già, còn nếu tỷ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì phân hoàn toàn bị tắc.

Táo bón khiến cơ thể bị nhiễm độc dẫn đến dị ứng mụn nhọt, đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, tính tình thay đổi. Bên cạnh đó, táo bón còn tác động đến chức năng co bóp của đường ruột, gây xây xát tổn thương niêm mạc trực tràng hậu môn, phải rặn nhiều gây giãn tính mạch hậu môn (trĩ). Táo bón dài ngày làm ruột già bị suy yếu, dãn ra tạo các túi thừa đại tràng và có nguy cơ thủng ruột, thậm chí dẫn đến ung thư đại trực tràng.

Người cao tuổi cũng là đối tượng dễ mắc bệnh táo bón do chức năng tạng phủ suy thoái, đường ruột không thấm ướt.

vicare.vn-cac-xoa-bung-de-dieu-tri-benh-tao-bon-body-1

2. Cách xoa bụng để chữa táo bón

Phương pháp xoa bụng

Nằm ngửa, thả lỏng cơ thể, từ từ thót bụng để thở ra, khi thở lưu ý đẩy nhẹ nhàng không khí qua mũi, miệng. Thóp bụng đến hết mức sau đó ngừng thở trong giây lát rồi từ từ phình bụng hít vào. Cứ làm như vậy trong 3-5 phút thường xuyên để làm điều hòa và kích thích nhu động ruột nhằm hỗ trợ quá trình đào thải chất cặn bã trong ruột được dễ dàng.

Để xoa bụng chữa táo bón tay trái chống eo với ngón cái ở trước và 4 ngón còn lại ở sau. Sau đó, ta dùng tay phải xoa từ vùng rốn xoa vòng tròn ra xung quanh nhiều vòng. Vòng tròn xoa giới hạn tới dạ dày và xương mua. Khi xoa bụng, bắt đầu xoa xuống phía dưới trái, qua bụng dưới, bụng phải rồi trở về vùng dạ dày là 1 lần, tất cả xoa 36 lần.

Tiếp theo, dùng tay phải để chống eo, tay trái xoa 36 lần rồi làm ngược lại. Ta xoa thành vòng tròn từ ngoài vào trong với tâm điểm là rốn. Ngoài ra, ta cũng có thể xoa bóp bụng kiểu nằm ngửa mà không cần chống eo ở một tay. Khi xoa bụng, ta nên thả lỏng cơ thể, tâm trạng thoải mái, nếu có thể dùng 2 bàn tay chồng lên nhau để xoa bụng thì hiệu quả hơn.

Hít thở bằng bụng

Khi hít vào bụng dưới nhô lên (bụng trên cũng phình lên theo), khi thở ra bụng dưới xẹp dần theo cách: xoa lên - hít vào; xoa xuống - thở ra. Có thể tập luyện khi đi, đứng, nằm, ngồi mọi lúc mọi nơi.

Cách thở trên có tác dụng xoa bóp nội tạng, tăng cường nhu động của đường ruột, tránh rối loạn tiêu hóa và xảy ra táo bón. Phương pháp xoa bụng và hít thở nên kết hợp với nhau.

Sau khi ăn, không vận động ngay lập tức, phải chờ tối thiểu 1 giờ. Việc tập sau ăn làm tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến thức ăn càng khó tiêu hóa.

3. Chế độ ăn uống cho người bị bệnh táo bón

Không chỉ thực hiện các bài tập xoa bụng hàng ngày, để phòng tránh táo bón thì lối sống, sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng khá lớn.

Uống đủ nước

Uống không đủ nước dẫn đến giảm tỷ lệ nước trong thành phần của phân và gây táo bón. Do đó, uống nước tinh khiết đầy đủ được coi là phương pháp hữu hiệu giúp giảm tình trạng táo bón do kích thích nhu động ruột. Bạn nên tập cho mình thói quen uống một cốc nước vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy và nên duy trì uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Nếu lao động thể lực nhiều, phụ nữ đang cho con bú, người đang trong tình trạng sốt thì cần uống nước nhiều hơn.

vicare.vn-cac-xoa-bung-de-dieu-tri-benh-tao-bon-body-2

Chế độ dinh dưỡng

Nên tăng cường ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả, trái cây khô, hạt ngũ cốc. Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, các chất độc hại sẽ bám vào các chất xơ và được thải ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, các thực phẩm này còn có tác dụng làm tăng khối lượng phân, kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và gây cảm giác mót đại tiện.

Tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều magie như sữa, kê, các loại đậu, khoai lang và một số rau quả như mùng tơi, rau khoai lang, khoai sọ, đu đủ, chuối tiêu. Magie có vai trò quan trọng trong việc tăng nhu động ruột. Sữa chua cũng có tác dụng tăng cường đáng kể các vi khuẩn có lợi đường ruột.

- Nên ăn uống đúng giờ, không nên ăn quá no và có thể chia thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa như thông thường.

- Duy trì đi đại tiện 1 lần/ngày, đi đúng giờ, tốt nhất là tập cho mình thói quen đi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

- Đi ngủ sớm và dậy sớm, bớt lo nghĩ căng thằng cũng là cách rất tốt để hạn chế tái phát bệnh táo bón.

- Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để tăng nhu động ruột và làm cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Xoa bụng chỉ là một trong nhiều cách để chữa táo bón. Người bị bệnh táo bón muốn nhanh khỏi bệnh nên phối hợp xoa bụng với nhiều phương pháp khác như ăn uống nhiều chất xơ, tập thể dục hàng ngày. Táo bón chưa phải là vấn đề nhưng nếu để lâu táo bón có thể gây bệnh trĩ và nhiều biến chứng khác.

Xem thêm:

  • Ăn quá nhiều protein có thể dẫn đến những vấn đề tăng cân, táo bón, loãng xương
  • Mẹ bầu nên ăn gì để cải thiện táo bón và trĩ?