Các vùng da dễ bị ảnh hưởng và cách khắc phục rạn da khi mang thai

Đa số các chị em phụ nữ đều bị rạn da khi mang thai, và đó là một trong những mối quan tâm lớn của chị em phụ nữ. Dù hiện tượng rạn da không gây đau đớn, nhưng rạn da cũng ảnh hưởng đến vẻ đẹp và tâm trạng của các chị em.

Các vùng da dễ bị ảnh hưởng và cách khắc phục rạn da khi mang thai Các vùng da dễ bị ảnh hưởng và cách khắc phục rạn da khi mang thai

Đa số các chị em phụ nữ đều bị rạn da khi mang thai, và đó là một trong những mối quan tâm lớn của chị em phụ nữ. Dù hiện tượng rạn da không gây đau đớn, nhưng rạn da cũng ảnh hưởng đến vẻ đẹp và tâm trạng của các chị em. Vậy có cách nào chống rạn da cho bà bầu? Hãy cùng HoiBenh điểm qua các cách khắc phục rạn da khi mang thai qua bài viết sau.

Nguyên nhân gây rạn da

Về cơ bản, rạn da là kết quả của việc collagen và các lớp đàn hồi của da bị phá vỡ. Các dấu hiệu ban đầu của rạn da có thể là cảm giác nóng ran trên da, ngứa hoặc thậm chí có người cảm thấy như bị kim chích nhẹ vào vùng da bị tổn thương. Những người bị rạn da nhiều hơn là những người sở hữu làn da có độ đàn hồi thấp hơn, và đối với người nhiều tuổi thì càng có nguy cơ bị rạn da cao, nhất là những người sinh con ở độ tuổi sau 35 tuổi.

Tùy thuộc vào màu da mà vết rạn da ở các vùng lúc đầu có màu hồng, nâu đỏ hoặc nâu sẫm, nhưng theo thời gian, sắc tố nâu đỏ dần biến mất và các vết rạn da sẽ trông giống như những vết sẹo có màu trắng đục.

Trên thực tế, không ai có thể biết trước được mình có bị rạn da hay không, nhưng yếu tố di truyền gen đóng một vai trò không nhỏ trong việc xác định bạn có bị ran da khi mang thai hay không. Vì mỗi người đều được thừa hưởng mẫu gen về da từ cha mẹ, điều đó có nghĩa là nếu mẹ bạn bị rạn da khi mang thai thì rất có thể bạn cũng sẽ bị rạn da khi mang thai. Ngoài ra những người mang thai đôi hoặc thai ba sẽ dễ bị rạn da hơn bởi bụng họ sẽ to hơn, da phải giãn nhiều hơn để có đủ chỗ nuôi thai nhi.

trứng

Dùng lòng trắng trứng để chữa rạn da

Những vùng da nào dễ bị rạn nhất khi mang thai?

Bụng: Vùng da bụng là nơi phải chịu tổn thương nhiều nhất khi mang thai, vì vậy, hầu hết các mẹ mang thai đều bị rạn da bụng, đặc biệt là các mẹ mang thai lớn hoặc thai sinh đôi thì tình trạng rạn da bụng còn tăng gấp nhiều lần so với các mẹ mang thai bình thường.

Mông, đùi: Cũng là những phần cơ thể bị tích nước khi các mẹ mang bầu, tăng cân, vùng mông đùi thường rạn muộn hơn vùng bụng nhưng mức độ rạn kinh khủng cũng không kém vùng bụng.

Ngực: Rạn vùng ngực chỉ là trường hợp hiếm, nếu mẹ bầu bị rạn ngực, mà theo các mẹ nói là "chửa ngực" thì sau sinh các mẹ mới có hiện tượng rạn ngực.

Cách khắc phục rạn da khi mang thai

Đắp mặt nạ lòng trắng trứng

Mỗi buổi chiều trước khi tắm khoảng 20 phút, các mẹ nên dùng lòng trắng trứng thoa đều lên các vùng da có nguy cơ rạn như bụng, ngực, đùi và mông, sau đó massage nhẹ nhàng, chờ một chút và tắm lại bằng nước sạch. Các mẹ nên thực hiện như thế này từ tháng thứ 4 thai kỳ khi bụng bầu bắt đầu nhú lên và thực hiện đều 3 lần/tuần để hạn chế hiện tượng rạn da khi mang thai.

Dùng dầu dừa

Các chị em luôn mong muốn có một làn da trắng hồng và căng mịn kể cả khi mang thai. Vậy các chị em nên sử dụng dầu dừa thường xuyên ngày từ thời con gái để giữ cho làn da tươi trẻ và giảm sự lão hóa. Đến khi mang thai, các mẹ nên dùng dầu dừa để thoa những phần da dễ có nguy cơ bị rạn, vì dầu dừa có công dụng giúp da đàn hồi tốt hơn và ngăn ngừa rạn da hiệu quả. Các chị em nên chăm chỉ thoa dầu dừa vào mỗi buổi tối sau khi tắm xong và buổi sáng trước khi đi làm để làn da được trắng hồng, mịn màng và ngăn chặn vùng da dễ bị rạn khi mang thai.

dầu dừa

Dầu dừa có công dụng giúp da đàn hồi tốt hơn và ngăn ngừa rạn da hiệu quả

Ăn uống hợp lý

Nguyên nhân chủ yếu gây rạn da khi mang thai là do mẹ bầu tăng cân quá nhanh và quá nhiều, vì vậy bạn cần lên kế hoạch cho chế độ ăn uống hàng ngày của bạn, sao cho có thể vừa đảm bảo dinh dưỡng cho 2 mẹ con mà không bị tăng cân quá nhanh. Các mẹ nhớ luôn phải duy trì cân nặng ở mức ổn định theo đúng chuẩn từng tháng thai kỳ. Bí kíp để tăng ít cân trong thai kỳ mà con vẫn đủ chất đó là bạn cần hạn chế ăn nhiều thực phẩm tinh bột và ưu tiên thức ăn nhiều chất, chủ yếu là thịt nạc, uống sữa và ăn rau củ quả. Bên cạnh đó, các mẹ cũng bổ sung đầy đủ các loại thuốc bổ cho bà bầu để tránh tăng cân mà vẫn đủ dinh dưỡng cho con.

Tập thể dục

Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu nên thường xuyên tập thể dục, dù khi mang bầu rất mệt mỏi. Tập thể dục có rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu như giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, dễ dàng sinh nở, tránh tăng cân nhiều và đặc biệt tăng tính đàn hồi cho da. Độ đàn hồi của làn da sẽ tốt hơn khi mẹ bầu chăm chỉ tập thể dục, vì trong khi tập thể dục thì các tuyến dầu dưới da kích thích tiết bã nhờn, khiến da không bị khô, cung cấp độ ẩm cho da và hạn chế những vết rách do rạn da gây nên.

Tập Yoga là môn thể thao được khuyến khích dành cho các mẹ bầu trong thai kỳ, vì nó có nhiều bài tập nhẹ nhàng, nhằm không gây ảnh hưởng mạnh đến quá trình phát triển của thai nhi.

Qua những thông tin HoiBenh chia sẻ trên đây, hi vọng các mẹ có thể hiểu hơn về vấn đề rạn da và phòng tránh hiện tượng rạn da khi mang thai. Hãy thường xuyên chú ý chăm sóc da cũng như luyện tập thể dục hàng ngày, để mẹ luôn trẻ đẹp ngay cả khi mang thai.