Các tư thế đi, đứng, ngồi, nằm tốt cho sức khỏe mẹ bầu cần xem ngay

Hy vọng những chia sẻ bổ ích này sẽ giúp các mẹ bầu có những tư thế ngủ tốt hơn nhằm phòng tránh sự khó chịu trong thai kỳ, giúp tinh thần phấn chấn và thai nhi được nuôi dưỡng khỏe mạnh nhất.

Các tư thế đi, đứng, ngồi, nằm tốt cho sức khỏe mẹ bầu cần xem ngay Các tư thế đi, đứng, ngồi, nằm tốt cho sức khỏe mẹ bầu cần xem ngay

1. Tư thế đứng cho bà bầu

Đứng không đúng cách, đặc biệt là trong thời gian dài không những khiến chị em dễ mỏi mà còn rất có hại cho quá trình chuyển dạ và sinh nở, việc này khiến mẹ dễ rách tầng sinh môn. Để tránh điều này, mẹ cần đứng thẳng lưng, hai chân mở ngang bằng vai sao cho trọng tâm rơi vào lòng bàn chân. Bạn cũng có thể tranh thủ tập thể dục cho bàn chân trong lúc đứng bằng cách co duỗi các đầu ngón chân hoặc nâng lên hạ xuống đầu gối một cách chậm rãi và nhẹ nhàng.

2. Tư thế ngồi cho bà bầu

Khi chưa mang bầu, các bạn gái hay có thói quen ngồi bắt chéo chân. Tư thế ngồi này khá duyên dáng, nhưng đến giai đoạn bạn mang thai thì bạn nên thay đổi vì nó sẽ cản trở lưu thông máu, gây giãn tĩnh mạch và làm cho tình trạng phù chân thường gặp ở bà bầu thêm nghiêm trọng. Các mẹ cũng nên lưu ý, khi ngồi phải thẳng lưng, không nên ngồi nửa mông trên ghế hoặc giường vì ngoài nguy cơ bị trượt ngã, tư thế này còn gây áp lực lên cột sống khiến mẹ bị đau lưng.

vicare.vn-cac-tu-the-di-dung-ngoi-nam-tot-cho-suc-khoe-me-bau-can-xem-ngay-body-1

3. Tư thế nằm ngủ theo từng giai đoạn của thai nhi

Ba tháng đầu thai kì

Trong giai đoạn đầu, các mẹ bầu thường có dấu hiệu mệt mỏi, buồn ngủ hơn bởi sự gia tăng hormone progesterone trong cơ thể. Bên cạnh đó mẹ bầu còn có triệu chứng buồn nôn, tức ngực, táo bón. Việc đi tiểu nhiều lần cũng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ. Vì thế, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ ngay những lúc có thể. Lưu ý khi ngủ bạn nên nằm nghiêng bên trái sẽ giúp mạch máu lưu thông tốt, bạn cũng có thể sử dụng thêm gối đặt dưới bụng để thoải mái hơn.

Ba tháng giữa thai kì

Bước vào giai đoạn giữa thai kì, mẹ bầu đã giảm đi phần nào sự mệt mỏi, nhưng vẫn có nhiều biến đổi trong giai đoạn này khiến các bà bầu bị khó ngủ. Tử cung mở rộng, hơi thở của bà bầu trở nên ngắn và nông hơn khiến bà bầu phải đối mặt với chứng ợ nóng khó chịu và đôi khi có những giấc mơ về sự phát triển của thai nhi. Trong giai đoạn này, bạn nên ngủ nghiêng bên trái và gối đầu cao để giữ cho axit dạ dày không trào ngược lên cổ. Nằm nghiêng sau đó đặt gối dưới bụng và sau lưng để giảm áp lực của thai nhi.

Ba tháng cuối thai kì

Giai đoạn cuối thai kì được coi là quan trọng đối với mẹ và bé. Lúc này cân nặng của bé tăng và bé chuyển động nhiều, những cơn buồn tiểu cũng khiến bạn mất ngủ vào nửa đêm. Bạn có thể áp dụng tư thế ngủ nghiêng bên trái, hai chân duỗi thẳng để máu lưu thông tốt đến thai nhi, tử cung và thận của bạn. Ngoài ra, bạn có thể ôm một chiếc gối ngủ để giúp ngủ tốt hơn. Nếu không thể ngủ, các mẹ đừng cố ngủ mà nên dậy xem tivi, nghe nhạc hoặc đọc sách... Điều đó có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và muốn tiếp tục ngủ trở lại.

vicare.vn-cac-tu-the-di-dung-ngoi-nam-tot-cho-suc-khoe-me-bau-can-xem-ngay-body-2

4. Tư thế đi lại cho bà bầu

Những cách đi cong lưng, ưỡn bụng, tay chống sau hông chỉ là một cách để thể hiện sự nặng nề, mệt nhọc của phụ nữ mang thai, nhưng tư thế này hoàn toàn không tốt chút nào đâu nhé vì dễ mệt và lại che khuất tầm nhìn nếu bụng bầu của bạn đã khá to.Thay vào đó, bạn cần đi thẳng lưng, ngẩng cao đầu, khép chặt mông sao cho lòng bàn chân tiếp bằng phẳng với mặt đất. Lưu ý mẹ nên mang giày vừa chân, đế bằng và thấp, có độ ma sát cao để chống trượt. Và nên nhớ khi lên xuống cầu thang, bạn cần đặt bàn chân vững chắc rồi mới di chuyển, đồng thời vịn vào thành vịn để giảm nguy cơ bị trượt ngã.

vicare.vn-cac-tu-the-di-dung-ngoi-nam-tot-cho-suc-khoe-me-bau-can-xem-ngay-body-3

5. Không nên ngủ nằm ngửa

Nếu bạn có thói quen nằm ngửa khi ngủ thì khuyên bạn hãy thay đổi ngay, vì lí do sức khỏe của mẹ và bé. Nằm ngửa khi ngủ, trọng lượng của thai nhi sẽ đè lên cột sống lưng, ruột và các mạch máu lớn của mẹ gây khó chịu. Tư thế ngủ này còn làm cho thai phụ có nguy cơ mắc bệnh trĩ, đau nhức xương khớp. Tình trạng phù nề trở nên trầm trọng hơn. Hơn thế còn làm giảm lượng máu cung cấp oxy và dinh dưỡng cho bé khiến con bạn chậm phát triển.

Không nên ngủ sấp

Việc ngủ sấp đối với mẹ bầu là bất khả thi. Khi ngực của bạn và thai nhi ngày càng lớn thì tư thế ngủ này lại càng nguy hiểm hơn. Nằm sấp làm cho các tĩnh mạch bị dồn nén khiến lượng máu lên tim cũng bị cản trở, làm cho mẹ bầu khó chịu, thở khó hay tụt huyết áp, mệt mỏi. Lượng máu dẫn tới tử cung và máu lưu thông tới thai nhi cũng giảm theo.

Mang thai tác động rất nhiều tới thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn. Bất cứ khi làm việc gì, bạn cũng phải nghĩ cho em bé của mình trước tiên. Chuyện đi, đứng, ngồi, nằm... tưởng chừng không đáng để quan tâm nhưng đối với các mẹ bầu, chỉ một chút sơ suất có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi. Chúc các mẹ bầu có những thông tin hữu ích để vượt qua 9 tháng thai kì một cách khỏe mạnh nhất nhé.

Theo Thethaovanhoa