Các giai đoạn phát triển của bệnh tay chân miệng mẹ cần biết

Bệnh tay chân miệng là một hội chứng bệnh ở người do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em và gây những biến chứng nghiêm trọng. Vậy các giai đoạn phát triển của bệnh tay chân miệng là gì? Cùng tham khảo qua bài viết sau.

Các giai đoạn phát triển của bệnh tay chân miệng mẹ cần biết Các giai đoạn phát triển của bệnh tay chân miệng mẹ cần biết

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chân tay miệng

Theo như những chuyên gia y tế, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây nên. Bệnh tay chân miệng có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch nước bọt, mũi, họng từ trẻ bệnh sang trẻ lành.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường xuất hiện ở khu vực đông người như nhà trẻ, trường học,... Bệnh thường có những dấu hiệu khác nhau tùy theo giai đoạn cụ thể của bệnh.

vicare.vn-cac-giai-doan-phat-trien-cua-benh-tay-chan-mieng-me-can-biet-body-1

Các giai đoạn phát triển của bệnh tay chân miệng

Giai đoạn ủ bệnh ở trẻ

Thời gian ủ bệnh ở trẻ thường kéo dài từ 3 - 7 ngày tùy vào cơ thể từng trẻ. Sau đó người bệnh thấy sốt nhẹ, tiêu chảy, đau đầu, người mệt mỏi. Các triệu chứng này xuất hiện trong 1 - 2 ngày gọi là giai đoạn khởi phát của bệnh.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường xuất hiện những nốt đỏ chứa dịch ở một vài vùng trên cơ thể hay toàn bộ cơ thể trẻ.

Giai đoạn bệnh tay chân miệng toàn phát ở trẻ

Đây là thời kì chính của bệnh, mọi biểu hiện đều xuất hiện rất rõ ràng và không còn hoài nghi về bệnh. Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng xuất hiện và kéo dài từ 3 - 10 ngày. Theo như tế gọi của bệnh, các nốt ban trong giai đoạn toàn phát chủ yếu tập trung ở những vùng tay, chân, miệng của trẻ. Ở lòng bàn tay, chân, hoặc đầu gối,... xuất hiện những nốt ban màu hồng đỏ, bên trong có chứa dịch lỏng - nốt phỏng nước. Các nốt này nổi lên và phổng đỏ trong khoảng 3 - 7 ngày.

Ngoài ra bên trong và xung quanh miệng có hiện tượng loét, các nốt này tương tự giống như ở tay, chân gây cảm giác đau, trẻ nhỏ sẽ quấy khóc và biếng ăn. Ngoài ra ở giai đoạn này người bệnh vẫn có thể sốt, mệt và đau họng,...

Giai đoạn rút bệnh

Theo như diễn tiến thông thường của bệnh tay chân miệng ở trẻ em, những dấu hiệu của bệnh như sốt, mệt mỏi, tiêu chảy và đặc biệt nhất là các nốt ban nước sẽ dẫn chuyển biến mất dần trong vòng 3 - 5 ngày. Tuy nhiên với những nốt phỏng nước sau khi vỡ ra và xẹp xuống sẽ để lại thâm sẹo.

Các bậc cha mẹ cần chú ý những nốt thâm do phỏng nước sau khi vỡ ra sẽ để lại sẹo. Vì thế nên cân nhắc trẻ không tự ý cạy vảy bởi có thể dẫn tới nhiễm trùng, viêm mủ lúc đó nốt sẹo sẽ càng lớn hơn.

Tóm lại, bệnh tay chân miệng ở trẻ có những triệu chứng dễ nhận biết, vì thế mà các bậc cha mẹ khi phát hiện ra bệnh cần chăm sóc con tốt nhất, đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín khám, chữa bệnh.

vicare.vn-cac-giai-doan-phat-trien-cua-benh-tay-chan-mieng-me-can-biet-body-2

Biến chứng của bệnh chân tay miệng

Biến chứng thần kinh

Viêm não, viêm não tủy, viêm thân não, viêm màng não

  • Rung giật cơ, xuất hiện từng cơn ngắn 1 - 2 giây, chủ yếu ở tay chân, trong cơn trẻ vẫn còn ý thức.

  • Ngủ gà, bứt rứt, đi loạng choạng, chới với, run chi, mắt nhìn ngược.

  • Yếu liệt chi.

  • Liệt dây thần kinh sọ não.

  • Hôn mê, co giật là những dấu hiệu nặng, nó thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn.

Biến chứng tim mạch, hô hấp

Viêm cơ tim, tăng huyết áp, phù phổi cấp, suy tim, trụy mạch

  • Mạch nhanh trên 150 lần/ phút

  • Thời gian đổ đầy mao mạch chậm trên 3 giây

  • Vã mồ hôi, da nổi gân tím, chi lạnh

  • Giai đoạn đầu huyết áp tăng (huyết áp tâm thu: trẻ dưới 2 tuổi ≥ 115 mmHg, trẻ trên 2 tuổi ≥ 120 mmHg), giai đoạn sau mạch huyết áp sẽ không đo được

  • Có biểu hiện khó thở, thở nhanh, thở rít thanh quản, rút lõm ngực, thở không đều.

  • Phù phổi cấp: Tím tái, khó thở, phổi nhiều ran ẩm.

Biện pháp phòng chống tay chân miệng

  • Để phòng chống bệnh tay chân miệng cha mẹ cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng cho con.

  • Thực hiện ăn chín, uống chín, không cho bé mút tay, ngậm đồ chơi hay ăn bốc.

  • Thường xuyên lau rửa đồ chơi, các dụng cụ học tập, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc những chất tẩy rửa thông thường.

  • Phân hoặc chất thải của trẻ phải được thu gom, khắc phục và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

  • Chú ý theo dõi sức khỏe của con hàng ngày, khi phát hiện bé có những triệu chứng của bệnh cần cách ly và đưa tới những cơ sở uy tín để khám và chữa trị.

vicare.vn-cac-giai-doan-phat-trien-cua-benh-tay-chan-mieng-me-can-biet-body-3

Xét nghiệm bệnh tay chân miệng tại nhà với HoiBenh Home

Một vấn đề cần lưu ý là hiện nay, chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng ở trẻ em, do đó, nguyên tắc an toàn nhất khi phòng dịch chính là hãy đảm bảo con bạn ở trong môi trường không có trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, tránh để trẻ tiếp xúc va chạm với những trẻ mắc bệnh khác. Khi người lớn phát hiện bệnh phát tiết ở trẻ, thì nên có hướng xử lý nhanh chóng và thông báo ra cộng đồng. Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ, thì việc đứa bé đi khám nên là việc làm được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu, các bệnh viện quá tải bệnh nhân xét nghiệm thì khách hàng có xu hướng lụa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà vì tính an toàn và sự nhanh chóng.

Lợi ích khi làm xét nghiệm tại nhà của HoiBenh Home

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.

  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

vicare.vn-cac-giai-doan-phat-trien-cua-benh-tay-chan-mieng-me-can-biet-body-4

Giá gói xét nghiệm bệnh tay chân miệng

  • Tổng phân tích nước tiểu: 35,000 đồng
  • Công thức máu: 69,000 đồng
  • CRP định lượng: 88,000 đồng
  • Xác định Enoterovirus và EV71 bằng RT-PCR: 1,125,000 đồng

Tổng: 1,317,000 đồng

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Nếu như thấy con em có các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, các bậc phụ huynh hãy đưa bé tới cơ sở uy tín, chất lượng để thăm khám. Cần có những biện pháp phòng chống bệnh cho con hợp lý.

Xem thêm:

  • Cảnh giác, bệnh tay chân miệng vào mùa!
  • 5 sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng