Các chỉ số xét nghiệm bệnh gout là những chỉ số nào?

Bệnh gout gây những tổn thương xương khớp cho bệnh nhân và gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt. Vì vậy phát hiện sớm bệnh để điều trị và kiểm soát tốt bệnh tránh tiến triển là rất quan trọng. Vậy các chỉ số xét nghiệm bệnh gout là những chỉ số nào?

Các chỉ số xét nghiệm bệnh gout là những chỉ số nào? Các chỉ số xét nghiệm bệnh gout là những chỉ số nào?

Bệnh gout là gì

Bệnh gout thể hiện đặc trưng bởi sự tăng nồng độ acid uric trong máu. Sự tăng cao bất thường của acid này trong máu dẫn tới các biến đổi trong cơ thể, đặc biệt là tại xương khớp, thận. Người bệnh gout thường có biểu hiện sưng nóng đỏ đau các khớp xương, đặc biệt khớp ngón chân cái, lâu dần gây đau đớn nhiều, hạn chế vận động và ảnh hưởng tới sinh hoạt. Ở giai đoạn muộn, bệnh còn ảnh hưởng tới thận gây giảm chức năng thận, suy thận.

vicare.vn-cac-chi-so-xet-nghiem-benh-gout-la-nhung-chi-so-nao-body-1

Các chỉ số xét nghiệm bệnh gout

Có nhiều xét nghiệm được thực hiện để phát hiện, chẩn đoán bệnh gout. Thông thường gout được sàng lọc và chẩn đoán dựa trên nồng độ acid uric máu, nồng độ acid uric trong nước tiểu. Ngoài ra còn có xét nghiệm dịch khớp.

Xét nghiệm nồng độ acid uric máu

Đây là xét nghiệm quan trọng nhất và được làm thường quy với người bệnh. Việc xét nghiệm máu cho kết quả nhanh, chính xác, được áp dụng nhiều và có ý nghĩa trong phát hiện, theo dõi đáp ứng điều trị, tiến triển của bệnh.

Thong thường chỉ số này vào 214 - 506 μmol/L ở nam giới và 137 - 393 μmol/L ở nữ giới. Khi kết quả xét nghiệm có kết quả cao trên 70 mg/l ( tương đương 420μmol/l) ở nam giới và trên 60 mg/l (360μmol/l ) ở nữ giới thì nguy cơ bạn bị mắc gout cao.

Tuy nhiên không phải cứ có nồng độ acid uric máu cao là bạn sẽ mắc bệnh. Có nhiều trường hợp đó chỉ là cơn tăng acid uric máu bất thường. Vì vậy trước khi tiến hành điều trị thì bác sĩ sẽ cần cho bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán rõ ràng hơn.

Ngoài ra theo thống kê có khoảng 40% người bệnh gout có chỉ số xét nghiệm máu bình thuwongf trong lần đầu, vì vậy nếu bạn có nồng độ acid uric máu ở ngưỡng cao thì nên xét nghiệm lại sau đó để chắc chắn bạn không mắc bệnh.

Xét nghiệm acid uric trong nước tiểu 24 giờ

vicare.vn-cac-chi-so-xet-nghiem-benh-gout-la-nhung-chi-so-nao-body-2

Mẫu nước tiểu được lấy trong vòng 24 giờ, sau đó đem đi xét nghiệm. Do acid uric được đào thải qua thận ra ngoài nước tiểu nên nồng độ của chúng trong nước tiểu phản ánh được nồng độ của chúng ở trong máu. BÌnh thường nồng độ acid uric trong nước tiểu vào khoảng từ 250 - 1000 mg / 24 giờ. Khi chỉ số này vượt quá ngưỡng thì bạn có nguy cơ cao bị mắc bệnh gout.

Phương pháp này có độ tin cậy cao nhưng khó thực hiện do phải lấy nước tiểu trong 24 giờ, dễ dẫn tới sai sót.

Xét nghiệm nước tiểu ngẫu nhiên

Phương pháp này dễ thực hiện hơn xét nghiệm nước tiểu 24 giờ. Một mẫu nước tiểu ngẫu nhiên được lấy vào bất kì thời điểm nào trong ngày được đem đi làm xét nghiệm. Thông thường kết quả sẽ là 105 -595 mg/ g creatinin ở nam giới và 95- 740 mg/ g creatinin ở nữ giới. Khi kết quả vượt quá ngưỡng trên thì có thể bạn đã mắc bệnh gout.

Xét nghiệm dịch khớp

Do bệnh gout ảnh hưởng trực tiếp đến hệ xương khớp của bạn nên xét nghiệm khớp là rất quan trọng. Xét nghiệm dịch khớp giúp phát hiện khớp của bạn đã bị sưng viêm hay chưa, có các tế bào bạch cầu trong ổ khớp hay không, ngoài ra bác sĩ sẽ tìm thấy các tinh thể muối urat trong ổ khớp- đây là bằng chứng chẩn đoán chính xác nhất bạn có bị gout hay không. Ngoài ra quan sát mức độ tổn thương ổ khớp giúp đánh giá được mức độ, giai đoạn tiến triển của bệnh để có hướng điều trị phù hợp.

Xét nghiệm acid uric trong dịch khớp là một xét nghiệm rất có giá trị , tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng được thực hiện nên xét nghiệm máu và nước tiểu thường được thực hiện và chỉ định rộng rãi hơn.

Xét nghiệm các chức năng thận

Thận là nơi thực hiện chức năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Thận cũng là cơ quan bị ảnh hưởng tổn thương trong bệnh gout. Vì vậy những bệnh nhân gout cần được xét nghiệm chức năng thận để đánh giá thận còn hoạt động tốt chức năng của nó hay không, đã có biến chứng tại thận do bệnh gout hay chưa. Nồng độ ure, creatinin máu, nồng độ ure, creatinin, tế bào niệu, trụ niệu trong nước tiểu là những chỉ số quan trọng trong đánh giá chức năng thận thường được thực hiện trong những chỉ số xét nghiệm bệnh gout.

Siêu âm thận cũng là một xét nghiệm chức năng đánh giá thận hiệu quả được thực hiện trên lâm sàng.

Trên đây là các xét nghiệm thường được sử dụng để xét nghiệm bệnh gout. Để đảm bảo chắc chắn và chính xác nhất bạn có bị bệnh hay không thì bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được làm xét nghiệm, tư vấn, chẩn đoán. Không phải bất kì trường hợp nào tăng acid uric máu đều là bệnh gout. Những bệnh nhân có giảm thải trừ acid uric qua thận hoặc tăng lượng đưa vào đều làm tăng giả tạo. Vì vậy không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:

  • Chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh gút kèm suy gan, thận
  • Xét nghiệm bệnh Gout ở đâu tại Hà Nội
  • Điều trị gút bằng cua đồng và rượu gạo như thế nào cho đúng cách?