Các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh là những loại nào?

Trẻ em từ lúc mới sinh ra thường gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Nếu như các bậc phụ huynh không theo dõi kỹ càng, phát hiện sớm tình trạng bệnh của bé sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Và một trong số những bệnh lý đáng quan tâm, hay xảy ra với trẻ đó là những bệnh về mắt. Vậy các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh là những loại nào...

Các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh là những loại nào? Các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh là những loại nào?

Trẻ em từ lúc mới sinh ra thường gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Nếu như các bậc phụ huynh không theo dõi kỹ càng, phát hiện sớm tình trạng bệnh của bé sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Và một trong số những bệnh lý đáng quan tâm, hay xảy ra với trẻ đó là những bệnh về mắt. Vậy các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh là những loại nào?

Bệnh tắc tuyến lệ

Trong những bệnh về mắt phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, thì tắc tuyến lệ là bệnh thường hay mắc phải.

Do tuyến lệ bị tắc mà thường các bậc phụ huynh hay thấy mắt của con mình đỏ hơn, có nhiều ghèn. Nguyên nhân của tình trạng này là do ống dẫn lệ của bé gặp phải chướng ngại vật, nên khiến nước mắt không thể chảy xuống và bị tắc nghẽn.

Nếu gặp phải vấn đề này, đầu tiên bố mẹ có thể thực hiện thao tác nhẹ nhàng vuốt dọc sống mũi cho trẻ. Hàng ngày thực hiện thường xuyên động tác này, vuốt từ khóe mắt của bé, đến hai lỗ mũi có thể giúp thông tuyến lệ.

Đồng thời, mỗi ngày cần vệ sinh mắt thường xuyên cho bé. Nếu như tình trạng mắt của trẻ có những biểu hiện như sưng đỏ hay là bị vàng thì nên nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín nhất để được thăm khám và điều trị.

vicare.vn-cac-benh-ve-mat-thuong-gap-o-tre-so-sinh-la-nhung-loai-nao-body-1

Đục thủy tinh thể

Có thể nói trong số các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh, thì đục thủy tinh thể là căn bệnh khá nghiêm trọng. Theo Washington University School of Medicine, có khoảng 20% vấn đề trẻ sơ sinh bị đục thủy tinh thể nguyên nhân là do di truyền. Ngoài ra, các trường hợp khác là do một loại virus giống như bệnh sởi Đức gây ra.

Thông thường, các trẻ sinh non hay những trẻ sinh ra nhưng mắc phải một rối loạn nào đó. Ví dụ như hội chứng Down, thì sẽ gặp phải khó khăn quan sát.

Khi mống mắt bị mờ, bị đục hay trắng, thì đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo bé bị đục thủy tinh thể bẩm sinh. Lúc này cần phải tiến hành thăm khám và điều trị nhanh chóng.

Phần lớn những trẻ mới sinh ra nếu được chẩn đoán mắc bệnh đục thủy tinh thể, sẽ phải điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, đeo kính, hay là tiến hành phẫu thuật tùy vào tình trạng bệnh.

Tại Việt Nam, TS.BS Trịnh Thị Bích Ngọc - Nguyên PGĐ Bệnh viện Mắt Hà Nội cho hay: "Trong khoảng 10000 trẻ sơ sinh, có khoảng 3 – 4 trẻ sơ sinh có thị lực bị ảnh hưởng do đục thủy tinh thể, 1/3 trong số đó các bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh".

Mắt trẻ sơ sinh
Bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh

Cận thị, bệnh về mắt thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh

Cận thị ở trẻ sơ sinh là căn bệnh về mắt hay gặp do di truyền, tình trạng này khiến cho tầm nhìn của bé chỉ nhìn được trong phạm vi gần.

Và thường thì hầu hết các bậc phụ huynh sẽ không thể phát hiện ra bệnh cận thị đối với con mình, vì do trẻ còn quá nhỏ. Vì thế trong thời gian đầu từ 6 tháng tuổi, cần cho bé đi khám mắt định kỳ thì mới có thể phát hiện ra bệnh.

Viễn thị

Có thể nói trong các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh, thì bệnh viễn thị là khó có thể phát hiện nhất khi trẻ còn quá nhỏ.

Viễn thị là tình trạng bệnh lý về mắt chỉ cho phép bé được nhìn rõ được những vật ở xa, không thể nhìn được các vật ở gần. Chính vì thế mà bố mẹ rất khó trong việc xác định sự thay đổi khác thường này ở một đứa bé mới sinh ra.

Tuy nhiên, tật viễn thị ở trẻ sơ sinh sẽ dần được cải thiện và giảm dần đến khi 2 hoặc 3 tuổi. Nhưng nếu đến độ tuổi này mà mắt của bé vẫn không có dấu hiệu cải thiện, thì khả năng bé sẽ tiếp tục bị viễn thị.

Chính vì thế, nếu như khi quan sát thấy trẻ nhà mình có những biểu hiện khác lạ trong khả năng quan sát. Thì các bậc phụ huynh nên đưa con em đến bệnh viện chuyên khoa về mắt để được thăm khám, kiểm tra vấn đề mà mình nghi ngờ. Như vậy sẽ nâng cao cơ hội điều trị, cũng như khắc phục kịp thời cho đôi mắt của trẻ được khỏe mạnh.

vicare.vn-cac-benh-ve-mat-thuong-gap-o-tre-so-sinh-la-nhung-loai-nao-body-3

Viêm kết mạc do nhiễm khuẩn

Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, thông thường bệnh lý này hay mắc phải ở trẻ sơ sinh có thể là do vi khuẩn từ người mẹ lây sang trẻ trong quá trình sinh.

Ngoài ra trẻ sơ sinh cũng có thể bị bệnh viêm kết mạc nếu như bị tắc tuyến lệ. Khi mắc phải bệnh này, mắt của bé sẽ chảy nước thường xuyên. Quan sát mắt thấy đỏ, có vảy màu trắng, vàng hay xanh (do bị nhiễm khuẩn).

Chính vì thế các bà mẹ nên lưu ý và quan tâm đến những thay đổi bất thường ở mắt của con mình. Từ đó mới có thể kịp thời đưa bé đến cơ sở y khoa thăm khám và xác định tình trạng.

Glôcôm bẩm sinh

Bố mẹ có thể nhận biết sớm triệu chứng của bệnh Glôcôm bẩm sinh ở trẻ sơ sinh bằng cách quan sát mắt của con, thấy mắt trẻ to ra bất thường (lý do mắt to là do củng mạc ở mắt trẻ đàn hồi nhiều nên áp lực trong mắt tăng khiến mắt giãn lồi, giác mạc to), mắt đục không có độ trong suốt, trẻ thường hay nheo mắt khi tiếp xúc với ánh sáng, chảy nước mắt.

Vừa rồi là một số bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh mà HoiBenh vừa gửi đến, hi vọng những thông tin này sẽ mang đến cho các bậc làm cha mẹ có thể hiểu rõ cũng như trang bị kiến thức để chăm sóc cho bé được tốt hơn.

Đối với trẻ sơ sinh, dường như những bệnh lý về mắt thường rất khó để bạn nhận biết. Và trẻ cũng còn quá nhỏ để có thể cho bố mẹ biết được vấn đề mà mình đang gặp. Vì vậy bố mẹ cần quan tâm, theo dõi và đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe toàn diện theo các cột mốc quan trọng từ 6 tháng trở đi. Như vậy sẽ sớm phát hiện các bệnh về mắt, hay những vấn đề về sức khỏe khác ở bé để điều trị kịp thời.