Bong gân chân nên làm gì? Bạn đã biết chưa?

Bong gân chân là một dạng tổn thương dây chằng, tuyệt đối không dùng các chất nóng tác động vì chúng sẽ làm tổn thương nặng hơn như chảy máu và sưng hơn.

Bong gân chân nên làm gì? Bạn đã biết chưa? Bong gân chân nên làm gì? Bạn đã biết chưa?

Bong gân là dạng tổn thương dễ gặp trong cuộc sống hằng ngày do bước hụt, chơi thể thao, vận động sai tư thế...khiến người bệnh đau, sưng, tụ máu bầm hoặc không thể di chuyển. Nhưng bong gân chân nên làm gì không phải ai cũng biết cách xử lý đúng. Khi bị bong gân nếu biết cách xử lý kịp thời thì vết thương sẽ nhanh chóng hồi phục, ngược lại, áp dụng sai phương pháp sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến những biến chứng đáng tiếc.

1. Sai lầm thường gặp khi xử lý bong gân chân

Dùng rượu, dầu nóng xoa vào nơi bị tổn thương

Đây là sai lầm nghiêm trọng, vì bong gân chân là một dạng tổn thương dây chằng, tuyệt đối không dùng các chất nóng tác động vì những chất này sẽ làm tổn thương nặng hơn như chảy máu và sưng hơn.

Kéo nắn vết thương

Việc kéo nắn tưởng chừng như hành động làm giảm đau nhưng thực chất sẽ làm tổn thương nặng hơn khi các dây chằng bị giãn và rách nặng hơn.

Bóp các loại thuốc lá

Khi bị bong gân chân nhiều người thường tìm đến các loại cây thuốc lá nam để đắp và bóp, nhưng đây lại là nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng da, khiến người bệnh cùng lúc chịu hai thương tổn tại một vị trí trên cơ thể.

Tiêm các loại thuốc giảm đau vào vết thương và vận động quá sớm

Hai điều này sẽ làm vùng tổn thương lâu lành và dễ gây biến chứng về sau.

>>> Xem thêm: Tại sao bong gân mắt cá chân lâu khỏi

bong gân chân nên làm gì

2. Ngừng tự hỏi người bong gân chân nên làm gì và làm theo những cách sau

Lập tức ngừng vận động và hạn chế sưng tấy tối đa

Ngay sau khi bị bong gân chân, người bị tổn thương nên lập tức ngừng vận động, để chân ở tư thế thoải mái nhất hoặc dùng nẹp cố định đối với tổn thương nặng.

Chườm đá làm lạnh bên ngoài vùng tổn thương

Nên dùng đá hoặc nước lạnh chườm bên ngoài vùng bị tổn thương liên tục trong nhiều giờ, thực hiên từ 3-4 lần trong ngày nhằm giúp vùng chân ngừng chảy máu, làm dịu cơn đau và bớt phù nề.

Tuyệt đối không xoa bóp, chườm nóng, tiêm thuốc vào vùng bị đau

Việc này để tránh làm giãn mạch, chảy máu thêm và hạn chế tối đa việc bị teo cơ và cứng khớp sau này.

Kê chân bị bong gân lên cao khi nghỉ ngơi, nằm ngủ và không nên băng quá chặt

Điều này làm cho máu lưu thông tốt hơn, hạn chế vùng tổn thương do bị tụ máu, thâm tím gây nên đau nhức.

Dùng các loại thuốc kháng viêm và thực phẩm bổ sung theo sự chỉ dẫn của bác sỹ

Ngoài các tác động bên ngoài để vết thương mau lành, người bị bong gân chân cần bổ sung thêm kẽm, silisium, canxi thông qua thực phẩm hàng ngày và các loại thực phẩm bổ sung.

vicare.vn-bong-gan-chan-nen-lam-gi-body-2

Những phương pháp trên chỉ áp dụng đối với trường hợp bong gân nhẹ, chấn thương chỉ làm dây chằng giãn hoặc đứt một phần (bong gân độ 1). Còn đối với những trường hợp bong gân nặng, chân và các khớp không cử động được, dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong điểm bám (bong gân độ 2, 3), bị sốt hoặc sau 2 ngày tình trạng vẫn không đỡ thì tốt nhất bạn nên đến các trung tâm y tế để khám và điều trị, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống về sau do bong gân chân để lại.

Tìm hiểu thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.

>>> Xem thêm: Thời gian hồi phục và cách điều trị khi bị bong gân mắt cá chân