Biểu hiện của tắc kinh ở bé gái tuổi dậy thì cha mẹ cần biết
Kinh nguyệt đóng vai trò rất quan trọng đối với người con gái. Những hiện tượng như tắc kinh, rong kinh, trễ kinh,...đều khiến con gái lo lắng và bận tâm. Vậy những dấu hiệu nào báo hiệu con gái bạn bị tắc kinh tuổi dậy thì? Tắc kinh tuổi dậy thì có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của HoiBenh.
Biểu hiện của tắc kinh ở bé gái tuổi dậy thì cha mẹ cần biết
Những dấu hiệu của hiện tượng tắc kinh tuổi dậy thì?
Những bạn nữ mắc phải hiện tượng này sẽ có các triệu chứng như: kinh nguyệt ra quá ít hay chỉ ra từng giọt, hoặc lúc có kinh bình thường nhưng đến tận 2 – 3 tháng sau lại không thấy có kinh, thậm chí có nhiều trường hợp trên 18 tuổi vẫn chưa thấy kinh nguyệt. Những hiện tượng này khá giống với vô kinh.
Theo các bác sĩ, có khá nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng tắc kinh tuổi dậy thì như hội chứng Turner, do tuyến giáp hoạt động kém hoặc do những bất thường ở tuyến giáp, do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể...
Ngoài ra, những bạn gái có sức khỏe, thể chất yếu, hoặc do phải làm việc quá sức, và vận động mạnh, tâm lý thường căng thẳng và bất ổn định cũng dễ mắc phải chứng tắc kinh nguyệt.
Tắc kinh tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, kinh nguyệt chính là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe phụ khoa của người con gái. Vì vậy có bất cứ bất thường nào đối với kinh nguyệt cũng có thể là dấu hiệu và tiềm ẩn một mối nguy nào đó.
Trên thực tế tắc kinh tuổi dậy thì cũng là một dạng kinh nguyệt không đều, nếu như không có hướng xử lý nhanh chóng thì có thể gây ra những nguy hại như:
Mắc chứng trầm cảm
Bệnh này có thể phát sinh trong trường hợp bạn gái bị tắc kinh do stress, do căng thẳng dài ngày hoặc tâm sinh lý không ổn định, những tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến bệnh lý trầm cảm.
Làm suy giảm chức năng tuyến yên
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện tượng tắc kinh tuổi dậy thì cũng có liên quan đến tình trạng suy giảm chức năng của tuyến yên.
Làm teo nhỏ cơ quan sinh dục
Những trường hợp tắc kinh do suy buồng trứng sớm có thể dẫn đến nguy cơ làm teo nhỏ cơ quan sinh dục, thậm chí từ đó có thể dẫn đến một số bệnh lý về buồng trứng và tim mạch ở phái nữ.
Nảy sinh hội chứng Galactorrhea
Nảy sinh hội chứng Galactorrhea cũng là một hậu quả của tắc kinh tuổi dậy thì. Nguyên nhân là do hiện tượng tắc kinh kéo dài khiến tử cung chị em bị teo nhỏ, từ làm chuyển hóa thành hội chứng Galactorrhea – đây là hội chứng khô máy, gây ảnh hưởng trực tiếp và có những tổn hại nghiêm trọng đến cơ thể cũng như sự phát triển của bạn gái.
Làm tổn thương buồng trứng
Do nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen trong cơ thể bạn gái thấp nên dẫn đến nội mạc tử cung không được kích thích tăng trưởng, từ đó làm cho buồng trứng không được phát triển đầy đủ hoặc dễ mắc phải một số bất thường hay một số bệnh lý khác như loạn sản hay suy buồng trứng sớm.
Gây tổn thương tử cung
Trường hợp tắc kinh tuổi dậy thì do huyết kinh bị ứ đọng lại và không thoát được ra bên ngoài có thể khiến vòi tử cung và tử cung bị giãn căng, thậm chí chúng có thể phá hủy niêm mạc của vòi tử cung cũng như tử cung.
Dẫn đến vô sinh nữ
Vô sinh là hậu quả nghiêm trọng nhất mà những bạn nữ bị triệu chứng tắc kinh tuổi dậy thì có thể mắc phải. Tình trạng tắc kinh kéo dài chứng tỏ trứng của bạn không rụng, nội mạc tử cung đang có vấn đề khiến chị em gặp khó khăn trong việc thụ thai, chính vì thế dẫn đến vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.
Cách điều trị tắc kinh nguyệt tuổi dậy thì
Để chữa khỏi được hiện tượng tắc kinh tuổi dậy thì, bạn cần lưu ý những điều sau:
Vào trước kì kinh, bạn đặc biệt không nên ăn đồ cay nóng hoặc đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.. Đối với những bạn có thể chất yếu thì nên tăng cường bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như thịt gia cầm, uống nhiều sữa tươi. Thêm một lưu ý là không nên thức khuya.
Trong những ngày kinh nguyệt, màu kinh sẽ nhạt hơn và khí hư tiết ra ở dạng trong, có bạn sẽ gặp phải hiện tượng đau đầu, đau lưng hay ù tai. Vào những ngày này, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế quan hệ tình dục.
Sau mỗi kì kinh, thường bạn sẽ có tâm lý lo lắng và có sắc mặt nhợt nhạt, vì thế nên tăng cường chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều thịt nạc cùng nhiều các loại hạt như đậu đỏ hay lạc...
Ngoài ra, bạn cần phải giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng bụng dưới để không bị nhiễm lạnh. Không nên tắm nước lạnh hay ăn những thức ăn có tính hàn. Nếu như tình trạng đau bụng kéo dài thì bạn nên xoa dầu gió gừng để làm ấm bụng và giúp hạn chế cơn đau.
Nên duy trì tâm trạng thoải mái. Bạn nên học cách điều chỉnh và giải tỏa tâm lý khi gặp áp lực trong cuộc sống hàng ngày, tuyệt đối không nên để cảm xúc chi phối có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
Điều trị tắc kinh nguyệt tuổi dậy thì như thế nào?
Biện pháp tốt nhất để tránh phải hiện tượng tắc kinh tuổi dậy thì đó là đi khám phụ khoa và xin sự tư vấn điều trị từ bác sĩ.
Bạn sẽ cần tiến hành làm các xét nghiệm sau để tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc kinh nguyệt:
- Tiến hành soi âm đạo để kiểm tra các bệnh về viêm loét cổ tử cung và viêm cổ tử cung mãn tính, ... Xét nghiệm này giúp xác định sớm tính chất và diễn biến của các bệnh về cổ tử cung.
- Tiến hành soi ổ bụng để kiểm tra ống dẫn trứng, kiểm tra tử cung và buồng trứng, nhằm có thể tìm ra nguyên nhân gây vô sinh như: u nang buồng trứng , tắc ống dẫn trứng hay do u xơ tử cung, ...
- Làm xét nghiệm soi buồng tử cung nhằm giúp phân biệt với những hiện tượng xuất huyết bất thường.
- Cuối cùng là tiến hành siêu âm để kiểm tra những bất thường trong kết cấu cổ tử cung, u xơ tử cung hay tử cung chảy máu bất thường, u xơ buồng trứng và u nang...
Sau khi bác sĩ xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc kinh tuổi dậy thì thì sẽ có biện pháp điều trị hợp lý giúp bạn.
Như vậy, tắc kinh tuổi dậy thì là một hiện tượng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. HoiBenh khuyên bố mẹ khi nhận thấy con gái của mình có những triệu chứng trên thì nên đưa con đi khám để biết nguyên nhân, từ đó tìm ra cách điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Hiện tượng tắc kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không
- Biểu hiện của tắc kinh tuổi dậy thì cha mẹ cần biết