Biện pháp điều trị khi trẻ bị mất nước
Trẻ bị mất nước là tình trạng phổ biến và thường thấy, nhất là khi trẻ bị mắc một số bệnh lý khiến lượng nước trong cơ thể bị đào thải ra bên ngoài mà không được bù đắp lại, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động và các chức năng bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.
Biện pháp điều trị khi trẻ bị mất nước
Trẻ bị mất nước là tình trạng phổ biến và thường thấy, nhất là khi trẻ bị mắc một số bệnh lý khiến lượng nước trong cơ thể bị đào thải ra bên ngoài mà không được bù đắp lại, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động và các chức năng bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.
Hiện tượng mất nước ở trẻ và các biểu hiện thường thấy
Mất nước ở trẻ là khi lượng nước trong cơ thể không còn đủ để cung cấp cho các cơ quan, bộ phận và hoạt động của cơ thể. Bên cạnh lượng nước bị mất đi quá nhiều thì lại không được bù đắp lại hoặc lượng nước cung cấp vào cơ thể không đủ đáp ứng nhu cầu khi cơ thể bị mất nước.
Trẻ nhỏ thường gặp tình trạng mất nước nhiều hơn so với người trưởng thành do cơ thể trẻ còn khá non yếu, khó chống lại các tác nhân từ môi trường bên ngoài, đồng thời ý thức về việc thiếu nước cũng như bổ sung nước chưa cao nên tình trạng hay trở nên nặng mới được phát hiện.Có rất nhiều nguyên nhân gây nên việc trẻ bị mất nước, trong đó nguyên nhân đầu tiên là xuất phát từ việc ý thức bệnh cũng như uống nước của trẻ còn kém, trẻ rất lười uống nước và cũng không kiểm soát được cơn khát nước của mình. Ngoài ra, có thể trẻ mắc một số bệnh khiến lượng nước bị sụt giảm nhanh chóng như tiêu chảy, nôn mửa, sốt,...tình trạng mất nước càng kéo dài thì cơ thể trẻ càng nhanh chóng rơi vào mệt mỏi, thậm trí hôn mê, nguy hiểm đến tính mạng.
Một số biểu hiện khi trẻ bị mất nước như:
Da và miệng khô, môi nứt nẻ, khô ráp.
Trẻ ít đi tiểu , thậm chí 6 đến 8 tiếng không hề đi tiểu.
Nước tiểu thường có màu đậm và mùi hôi nồng nặc.
Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt.
Trẻ khóc nhiều và to nhưng không hề có nước mắt.
Mắt trũng như buồn ngủ và trẻ hay thèm ngủ.
Bàn tay và chân thô ráp, màu sẫm.
Cách điều trị cho trẻ khi bị mất nước
Khi trẻ bị mất nước, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng mà hãy quan sát theo dõi tình trạng của trẻ cũng như xác định nguyên nhân khiến trẻ bị mất nước, cần thiết nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế đê được khám và điều trị.
Không nên vội vàng cho trẻ truyền nước bổ sung vì rất dễ gặp các nguy hiểm như sốc, ớn lạnh, co giật,...vì cơ thể trẻ còn yếu chưa thể thích nghi với việc truyền nước ngay, khiến tình trạng càng nguy hiểm. Chỉ thực hiện tiêm truyền khi có chỉ định từ bác sĩ và cần được theo dõi trong suốt quá trình truyền cho trẻ.Bố mẹ nên áp dụng một số biện pháp dưới đây để bù lại lượng nước đã mất cho trẻ:
Cho trẻ uống nhiều nước với các loại nước lọc, nước hoa quả tươi, sữa,...
Sử dụng các chất điện giải cho trẻ.
Bổ dung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, ưu tiên các loại rau xanh.
Không nên cho trẻ uống các loại nước đóng chai bán sẵn vì không tốt.
Nếu trẻ mất nước do bệnh lý cần điều trị khỏi , nên hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc có thể sử dụng cho trẻ.
Khuyến khích trẻ chủ động và lên kế hoạch uống nước trong ngày.
Có thể nấu các món ăn bổ sung nước cho trẻ như các loại cháo bổ dưỡng, chè từ các loại đậu đỗ,...
Cho trẻ ăn nhiều hoa quả tươi.