Biến chứng của tiểu đường thai kỳ mẹ cần biết

Theo nghiên cứu, khoảng 3-8% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường gây nguy hiểm cho cả bé và mẹ. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ vẫn chưa biết các biến chứng của tiểu đường thai kỳ nên chưa có các biện pháp phòng tránh. Vì thế, ở bài viết này HoiBenh sẽ cung cấp cho các mẹ những thông tin cần thiết về căn bệnh tiểu đường thai kỳ.

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ mẹ cần biết Biến chứng của tiểu đường thai kỳ mẹ cần biết

Theo nghiên cứu, khoảng 3-8% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường gây nguy hiểm cho cả bé và mẹ. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ vẫn chưa biết các biến chứng của tiểu đường thai kỳ nên chưa có các biện pháp phòng tránh. Vì thế, ở bài viết này HoiBenh sẽ cung cấp cho các mẹ những thông tin cần thiết về căn bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ và dấu hiệu

Theo các cuộc nghiên cứu khoa học, thời gian được xem là mẹ có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là tuần thai thứ 24 - 28 của thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai và có thể “biến mất” ngay sau khi sinh, đồng thời nó cũng không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé khi được kiểm soát tốt. Tuy nhiên trong trường hợp mẹ bầu không kiểm soát tốt thì sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn. Về các dấu hiệu có thể nhận ra bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai, đa số các trường hợp tiểu đường thai kỳ không có dấu hiệu nào đặc biệt thường hay được phát hiện nhờ các buổi khám thai định kỳ. Tuy nhiên, với một số trường hợp khi lượng đường tăng quá cao mẹ có thể nhận ra nhờ các dấu hiệu sau đây:

- Mẹ thường xuyên có nhu cầu “giải quyết nỗi buồn”.

- Luôn cảm thấy khô miệng, khát nước.

- Có tình trạng ăn “không kiểm soát”.

- Mắt mờ trong thời gian ngắn.

- Nguy cơ nhiễm trùng em bé gia tăng.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường thai kỳ
vicare.vn-bien-chung-cua-tieu-duong-thai-ky-me-can-biet-body-1

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ

Theo các chuyên gia, Insulin là một hormon do tuyến tụy tiết ra và nó giúp vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào nhằm tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Thực tế cho thấy, trong thời kì mang thai, nhau thai tạo ra các hormon có nồng độ cao hơn insulin và hầu hết các hormon làm suy giảm hoạt động của insulin, chính vì thế nồng độ glucose trong máu của phụ nữ mang thai tăng cao. Các bác sĩ cho rằng, khi thai nhi phát triển, nhau thai tăng sản xuất các hormon đối kháng, cho nên gây tăng đường huyết và ở mức độ nào đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh trưởng của bé.

Trong quá trình mang thai, ở giai đoạn đầu trong thời kì thai nghén của mẹ bầu, các bà mẹ thường gầy sút do triệu chứng nghén. Do đó sau khi hết giai đoạn này, để tăng bổ sung chất dinh dưỡng cho thai nhi các bà mẹ thường có tâm lý “ăn bù”. Chưa kể khi mang thai một số mẹ bầu thường thèm ăn đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều tinh bột trong khi ít ăn rau xanh và chất xơ. Kết hợp chế độ ăn uống không khoa học và tình trạng ít vận động trong thời kì mang thai đã làm tăng nồng độ đường trong máu và dẫn đến tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu. Ngoài ra mẹ cần biết về các biến chứng của tiểu đường thai kỳ để nhận thức được mức độ nguy hiểm của nó đối với cả thai nhi và mẹ để có các biện pháp phòng tránh. Bất kì phụ nữ nào khi mang thai cũng đều có thể mắc tiểu đường thai kỳ, đặc biệt với phụ nữ có các triệu chứng sau:

- Phụ nữ có thai trên 30 tuổi.

- Gia đình đã có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường.

- Chỉ số thừa cân: chỉ số BMI ≥ 30

- Mẹ bầu đã bị đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước.

- Em bé đã sinh có cân nặng khá lớn (> 4,1kg) và có hiện tượng thai lưu.

- Và có liên quan đến chủng tộc: phụ nữ người da đen hoặc da đỏ hoặc gốc Tây Ban Nha, gốc Châu Á thường có nhiều khả năng mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ hơn.
vicare.vn-bien-chung-cua-tieu-duong-thai-ky-me-can-biet-body-2

Phụ nữ có thai trên 30 tuổi có khả năng bị tiểu đường thai kỳ.

Biến chứng khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Khi mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, các biến chứng xuất hiện ở cả trên thai nhi và mẹ.

Biến chứng trên người mẹ

- Cao huyết áp và tiền sản giật: Theo chia sẻ của bác sĩ nghiên cứu, khi mắc các triệu chứng tiểu đường mẹ có khả năng bị tăng nguy cơ cao huyết áp và tiền sản giật – đây là biến chứng nguy hiểm trong thời kì mang thai ảnh hưởng đến sự sống của mẹ và bé mà mẹ cần để ý.

- Đái tháo đường lần 2: Theo các bác sĩ, người mẹ từng bị đái tháo đường ở lần mang thai đầu tiên có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo.

Biến chứng trên thai nhi

Cân nặng quá mức: Đây là biến chứng của tiểu đường thai kỳ đầu tiên mà bé có thể mắc phải khi mẹ bị bệnh. Do lượng đường từ máu của mẹ có thể qua nhau thai vào cơ thể của bé, điều này làm tăng nồng độ đường trong máu và kích thích tuyến tụy của trẻ tăng sản xuất insulin, đồng thời tăng nhập glucose vào tế bào cũng như tăng cung cấp năng lượng cho các tế bào và kích thích thai nhi phát triển.

Sinh non: Vì đường huyết tăng cao nên có nguy cơ làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm hoặc thai nhi quá lớn, chính vì thế mẹ bầu có nguy cơ cần phải mổ.

Suy hô hấp cấp: Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị suy hô hấp cấp vì phổi của trẻ sinh non còn chưa phát triển hoàn thiện, do đó sau khi sinh trẻ cần trợ thở cho đến khi phổi phát triển hoàn thiện và khỏe mạnh hơn. Đây là một trong những biến chứng của tiểu đường thai kỳ mà bé có thể mắc phải và trên thực tế có rất nhiều bé đã cần phải dùng đến thiết bị trợ thở sau khi sinh cho đến khi có thể thở hoàn toàn bình thường.

Hạ đường huyết: Nghiên cứu chỉ ra rằng, sau khi sinh trẻ có thể hạ đường huyết do lượng insulin được sản xuất khá cao, điều này gây co giật ở trẻ. Vì thế, trẻ cần được tiêm tĩnh mạch glucose để đưa đường huyết trở về mức bình thường.
vicare.vn-bien-chung-cua-tieu-duong-thai-ky-me-can-biet-body-3

Ngoài ra, trẻ còn có thể bị dị tật bẩm sinh hoặc ảnh hưởng đến các cơ quan như não, tim và mắt..Thậm chí nguy hiểm hơn trẻ còn có thể sẽ tử vong trước hoặc sau khi sinh ra khi mẹ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ. Đó là những biến chứng của tiểu đường thai kỳ mà bé có thể mắc phải khi mẹ mắc phải bệnh đó, các mẹ cần hết sức lưu ý vì tình trạng nguy hiểm nhất là có thể sẽ sảy thai hoặc sau khi sinh ra bé có thể sẽ tử vong.

Như thế, ở bài trên HoiBenh đã hỗ trợ mẹ bầu giải đáp được các thông tin cần thiết về biến chứng của tiểu đường thai kỳ, các dấu hiệu để giúp các mẹ bầu nhận ra bệnh sớm nhất khi mang thai và tìm đến bác sĩ khi cần thiết, HoiBenh hi vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp các mẹ bầu.
>>> Xem thêm: Phòng ngừa và điều trị tiểu đường thai kỳ