Bị viêm amidan nên uống thuốc gì?

Viêm amidan là bệnh thường gặp trong các bệnh lý tai-mũi-họng ở trẻ em, người trưởng thành cũng mắc nhưng ít hơn. Đặc biệt bệnh thường tái đi tái lại, dễ biến chứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian học tập của trẻ. Có nên cắt khi amidan bị viêm nhiều lần? và bị viêm amidan nên uống thuốc gì? Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời về vấn đề này.

Bị viêm amidan nên uống thuốc gì? Bị viêm amidan nên uống thuốc gì?

Viêm amidan là gì?

Amidan là những tế bào lympho để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan cũng là nơi sản xuất kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch. Amidan là hàng rào miễn dịch vùng họng miệng, hoạt động mạnh từ 4-10 tuổi, sau đó đến tuổi dậy thì mức độ miễn dịch của amidan giảm rõ và không còn hoạt động mạnh nữa.

Khi vi khuẩn ồ ạt xâm nhập và tấn công mũi họng, amidan phải chống lại, vượt quá mức sẽ xảy ra tình trạng bị viêm sưng, đỏ. Hậu quả của sự tập trung tiêu diệt vi khuẩn tại amidan thường để lại xác vi khuẩn và xác bạch cầu, mô hoại tử thành các cục mủ rất hôi, lâu lâu rớt ra khỏi amidan. Khi amidan bị viêm nhiều lần, khả năng chống vi khuẩn bị yếu đi, do chính các ổ viêm nằm trong amidan, lại là nơi khởi phát cho những đợt viêm vùng họng. viêm amidan chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em, thường do vi khuẩn gây ra.

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan sớm nhất?

Khô họng, hơi thở có mùi: Do các vi khuẩn tích tụ trong hố amidan và các dịch mủ tồn đọng trong hố amidan gây tắc nghẽn và thường đi kèm với một số triệu chứng như hơi thở có mùi, khô họng, ngứa họng, cảm giác họng có dị vật.

Amidan phì đại: Thường gặp ở trẻ em và có một số triệu chứng như khó khăn trong việc nuốt, giọng nói không rõ ràng, hệ hô hấp không thông thoát hoặc ngáy khi ngủ. Nếu như amidan phì đại quá mức có thể gây ra việc rối loạn cộng hưởng hơi thở, tiếng nói và việc nuốt.

Biểu hiện toàn thân: Amidan và vòm miệng cuống lưỡi có hiện tượng xuất huyết, trong hốc miệng có thấy những chấm mủ trắng, hoặc vàng. Bệnh nhân có hạch bạch huyết trong cổ, đặc biệt là hạch bạch huyết ở thành sau hàm dưới đỏ và sưng to và đau. Lượng tế bào bạch huyết tăng đáng kể.

Phản ứng phụ gây hại toàn cơ thể: Khi bị viêm amidan, các chất dịch tiết ra và đi xuống dạ dày, từ đó các độc tố tiết ra được hấp thụ và gây phản ứng phụ toàn thân như: sốt, khó tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, sút cân, đau đầu và một số triệu chứng khác.

vicare.vn-bi-viem-amidan-nen-uong-thuoc-gi-body-1

Viêm amidan gây biến chứng gì?

Áp-xe quanh amidan: Trường hợp viêm amidan nhiều lần thường dẫn đến áp-xe quanh amidan. Bệnh nhân đau họng, khó nuốt, sưng họng nói không ra tiếng, đau đầu, sốt cao, hơi thở hôi, chảy nước dãi, do không nuốt được.

Do độc tố của liên cầu khuẩn gây ra, bệnh nhân nổi ban, nổi hạch, đau họng, nhức đầu, ói mửa, sốt cao, amidan sưng to, họng đỏ, lưỡi đỏ, nhịp tim nhanh. Có trường hợp bệnh nhân bị biến chứng viêm màng ngoài tim cấp, viêm cơ tim, viêm nội mạc tim, biến chứng viêm tai giữa...

Viêm khớp cấp: Bệnh nhân bị các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau các khớp cổ tay, đầu gối, các ngón tay, ngón chân, người mệt mỏi, uể oải. Sau biến chứng viêm khớp thường dẫn đến bệnh lý màng tim.

Viêm cầu thận: Khả năng bị viêm cầu thận sau viêm amidan và chuyển thành viêm thận cấp sau đó là đáng lo ngại. Bệnh nhân có hiện tượng phù chân, phù mặt nhất là khi ngủ dậy.

Rối loạn nhịp thở khi ngủ: Biến chứng từ amidan phì đại gây rối loạn nhịp thở. Nếu đồng thời có triệu chứng bệnh VA phì đại sẽ xuất hiện triệu chứng ngủ ngáy, nghiêm trọng có thể gây tình trạng thiếu ôxy gây ngạt thở, ngủ không yên giấc.

Bị viêm amidan nên uống thuốc gì?

Thuốc Tây y

Các thuốc Tây thường được sử dụng là thuốc kháng như augmentine, cephalexine, clamoxyl, zinnat...có tác dụng diệt khuẩn chống lại các tác nhân gây bệnh thông thường. Các thuốc này được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa khi sử dụng trước và trong bữa ăn.

• Nếu chẩn đoán viêm amidan do liên cầu b tan huyết nhóm A gây ra thì kháng sinh chống liên cầu pennicilin G chính là sự lựa chọn phù hợp. Quá trình sử dụng thuốc này thường kéo dài trong 15 ngày.

• Thuốc giảm đau và đau: paracetamol là thuốc được sử dụng phổ biến, nhưng phải theo đúng liều lượng với sự chỉ định của bác sĩ.

• Các thuốc giảm ho, thuốc giảm xưng huyết, giảm phù nề cũng được sử dụng để điều trị bệnh.

• Thuốc kháng viêm, kháng khuẩn như oropivalone,betadine, lysopaine...

• Bên cạnh đó, bệnh nhân được khuyên súc họng bằng bicacbonate, nước muối 0,9%...để sát trùng cổ họng.

vicare.vn-bi-viem-amidan-nen-uong-thuoc-gi-body-2

Thuốc Đông y

Bài thuốc 1: Bạc hà 8g, cát cánh 6g, nhọ nồi 16g, xạ can 6g, bồ công anh 16g, nguy7 bàng 8g, huyền sâm 12g, sơn đậu căn 12g, sinh địa 12g, ngân hoa 8g. Tất cả các vị thuốc đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: Xạ can 8g, thạch cao 20g, ngân hoa 20g, huyền sâm 16, liên kiều 12g, cát cánh 8g, sinh địa 16g, hoàng liên 12, hoáng bá 12g, tang bì 12g, cam thảo 4g. Tất cả các vị thuốc đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 3: Hoàng kỳ 24g, trần bì 12g, long nhãn 10g, qui đầu 10g, bạch truật 12g, hạnh nhân 10g, cam thảo 10g, thăng ma 12g, liên kiều 8g, nhân sâm 12g, sài hồ 12g, hoàng cầm. Tất cả các vị thuốc đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 4: Xuyên khung 15g, quế chi 5g, xạ can 10g, cam thảo 8, cát cánh 5g, đan sâm 18g, qui đầu 10g, đào nhân 10g, xích thược 10g. Tất cả các vị thuốc đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.

vicare.vn-bi-viem-amidan-nen-uong-thuoc-gi-body-3

Viêm amidan kiêng ăn gì?

Ngoài quan tâm đến việc bị viêm amidan uống thuốc gì thì người bệnh cũng nên quan tâm xem bị viêm amidan kiêng ăn gì để bệnh có thể nhanh khỏi và không phát triển nhanh. Những món ăn và những loại thực phẩm, đồ uống mà người bệnh viêm amidan nên tránh xa là:

  • Tất cả các loại thức ăn cay, nóng, cứng, khô như: ngũ cốc, các món chiên sào, món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, hạt tiêu, ớt cay là những loại thực phẩm cần tránh xa ngay lúc này. Vì khi chúng cọ xát với thành họng gây tổn thương và ăn sâu vào các ổ viêm gây sự khó chịu cho người bệnh ở vùng họng. Cảm giác ngứa họng gây ho sẽ tăng lên làm bệnh ngày càng nặng hơn.
  • Trong sô cô la, hoa quả sấy khô và đậu phộng có chứa hoạt chất argrinin cộng hưởng với các siêu vi cho chúng phát triển mạnh hơn làm cho tình trạng bệnh ngày càng xấu đi. Những người bị viêm amidan khi mà sử dụng nhiều các loại thực phẩm này sẽ rất lâu khỏi, cản trở quá trình điều trị bệnh.
  • Ngoài ra, các loại đồ ăn sống, rau sống, các loại gỏi, nộm,...cũng không phải là thực phẩm nên dùng cho người đang bị viêm amidan cũng như bệnh nhân đang điều trị viêm amidan. Bên cạnh đó, bia rượu, thuốc lá, café, các loại đồ uống lạnh và có gas cũng là nhân tố khiến tình hình bệnh xấu đi. Chính vì vậy, nếu người bệnh muốn nhanh khỏi bệnh nên tránh xa những loại chất kích thích này.
Viêm amidan uống thuốc gì là một câu hỏi quen thuộc của các bệnh nhân mắc chứng viêm amidan. Tuy nhiên, để phòng bệnh tái lại gây phiền toái cho chúng ta thì các bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý.

Xem thêm:

  • Viêm amidan hốc mủ và những điều bạn nên biết
  • Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì?