Bị sa tử cung độ 1 có mang thai được không?
Bị sa tử cung độ 1 có mang thai được không là băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ khi mắc phải bệnh này. Thực tế, đây là điều vô cùng dễ hiểu bởi tử cung giữ một vai trò quan trọng đặc biệt trong việc mang thai cũng như sinh con. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn hãy cùng theo dõi thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bị sa tử cung độ 1 có mang thai được không?
Bị sa tử cung độ 1 có mang thai được không là băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ khi mắc phải bệnh này. Thực tế, đây là điều vô cùng dễ hiểu bởi tử cung giữ một vai trò quan trọng đặc biệt trong việc mang thai cũng như sinh con. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn hãy cùng theo dõi thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Sa tử cung là gì?
Sa tử cung là khái niệm dùng để chỉ tình trạng sa hoặc tụt một phần, thậm chí là toàn bộ tử cung xuống dưới âm đạo. Nếu tình trạng bệnh nặng, dạ con còn có thể tụt ra khỏi âm đạo. Mặc dù hiện tượng này thường phổ biến ở phụ nữ đã từng sinh con do khả năng nâng đỡ của các dây chằng có dấu hiệu suy giảm. Thế nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể xuất hiện ở phụ nữ chưa sinh con khi các cơ ở vùng chậu bị yếu bẩm sinh.
Sa tử cung có những mức độ nào?
Sa tử cung được chia thành 3 mức độ khác nhau. Mỗi mức độ lại đi kèm dấu hiệu hoàn toàn khác biệt. Trong đó nhẹ nhất là mức độ 1 và nặng nhất là mức độ 3.
Ở mức độ 1, dạ con thường bị tụt vào trong ống âm đạo. Trong khi đó, mức độ 2 khiến một phần dạ con thò ra ngoài miệng âm đạo. Tuy nhiên, phần thân vẫn nằm trong ống âm đạo. Nếu chuyển sang mức độ nặng nhất, khi ấy toàn bộ thân dạ con sẽ sa ra ngoài âm đạo.
Nhìn chung, bản thân mỗi người sẽ tự cảm nhận được khi cơ thể có dấu hiệu của sa tử cung. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn về tình trạng bệnh, tốt nhất là các bạn hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Từ đây, bạn sẽ biết được mức độ bệnh mình đang gặp phải.
Bị sa tử cung độ 1 có mang thai được không?
Khi bị sa tử cung ở mức độ 1, các bạn hoàn toàn có thể mang thai nếu muốn. Tuy nhiên, việc mang thai sẽ khiến bạn phải đối diện với nhiều nguy cơ khác nhau.
- Dễ bị sảy thai: Khi bị sa tử cung độ 1, tử cung lúc này bị sa xuống dưới âm đạo, thai nhi không có không gian để phát triển như tử cung thông thường. Từ đây, mẹ bầu dễ phải đối diện với hiện tượng sẩy thai, thai chết lưu.
- Có khả năng sinh non: Việc mang thai khi bị sa tử cung độ 1 có thể khiến sa tử cung thêm phần nặng nề. Đôi khi, sa tử cung mức độ 1 chuyển thành độ 2 và 3 nên càng nghiêm trọng. Lúc này, thai nhi có thể trôi theo khối sa ra ngoài dẫn đến tình trạng sinh non. Nếu trẻ sinh ra đủ tháng, trẻ cũng có nguy cơ mắc phải một số bệnh bẩm sinh do ảnh hưởng của sa tử cung. Đặc biệt, người mẹ có thể phải đối diện với tình trạng băng huyết gây nguy hiểm đến cả tính mạng.
Vậy nên làm gì khi sa tử cung để mang thai bình thường?
Để giảm thiểu nguy hại với mẹ và bé, tốt nhất là các bạn không nên mang thai khi mắc chứng sa tử cung. Thay vào đó, bạn nên tìm cho mình giải pháp giúp điều trị bệnh một cách triệt để.
Theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa, nếu mắc bệnh ở mức độ 1, bạn chưa cần tìm đến phương pháp phẫu thuật trong điều trị bệnh. Việc bạn cần làm đơn giản là thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, hãy hình thành cho mình thói quen ăn uống với đầy đủ dinh dưỡng, nhất là ăn nhiều hoa quả, rau anh. Bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên, ứng dụng các bài tập cho khả năng hỗ trợ cơ sàn chậu như bài tập Kegel.
Sau một thời gian áp dụng cách thức điều trị tại nhà, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế để đảm bảo đã khỏi bệnh hoàn hoàn. Nếu những phương pháp nói trên không mang lại hiệu quả như ý, các bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị triệt để.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng rằng các bạn đã giải đáp được thắc mắc bị sa tử cung độ 1 có mang thai được không. Câu trả lời là không nên, bởi khả năng giữ thai là rất khó, hoặc bạn sẽ phải đối diện với nguy cơ sinh non. Đừng chủ quan với sức khỏe sinh sản của bản thân mình, thay vào đó bạn hãy thăm khám thường xuyên để được điều trị kịp thời trước khi mang thai.
Xem thêm :
- Chữa vô sinh hiếm muộn ở đâu tốt tại Hà Nội
- Nghi ngờ vô sinh: Nên khám những gì?
- Cắt tử cung và việc đạt đỉnh khi yêu