Bí quyết rã đông sữa mẹ đúng cách mà các mẹ cần lưu ý

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ được khuyến khích bú trực tiếp, nhưng có một vài trường hợp mẹ phải vắt sữa để tích trữ, từ đó phải rã đông sữa mẹ cho trẻ bú.

Bí quyết rã đông sữa mẹ đúng cách mà các mẹ cần lưu ý Bí quyết rã đông sữa mẹ đúng cách mà các mẹ cần lưu ý

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ được khuyến khích bú trực tiếp, nhưng có một vài trường hợp mà mẹ phải vắt sữa để tích trữ. Từ đó nhiều mẹ có thói quen rã đông sữa mẹ cho trẻ bú. Đây là thói quen có tốt không và làm sao để bảo toàn dinh dưỡng và không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích nhé.

Sữa mẹ vắt ra an toàn cho bé bú trong bao lâu?

Có lẽ nhiều người khá bất ngờ khi sữa mẹ có thể để được rất lâu nếu biết cách bảo quản, dự trữ đúng cách.

  • Ở nhiệt độ ngoài trời (37 độ C), sữa mẹ sẽ để được khoảng 30 phút
  • Ở nhiệt độ phòng (trên 26 độ C), có thể để tối đa trong 1 tiếng
  • Ở nhiệt độ phòng điều hòa (từ dưới 26 độ C), 6 giờ là khoảng thời gian an toàn để trẻ bú
  • Ở ngăn mát tủ lạnh: sữa mẹ để được tối đa 48 giờ
  • Ở tủ lạnh một cánh: sữa mẹ đông lạnh giữ được cao nhất từ 2 – 3 tuần
  • Ở tủ lạnh có 2 cửa riêng biệt, sữa mẹ để ngăn đông lạnh có thể để được từ 3 – 6 tháng
  • Tủ đông lạnh chuyên biệt: tối đa 6 tháng
vicare.vn-bi-quyet-ra-dong-sua-me-dung-cach-ma-cac-me-can-luu-y-body-1
Sữa mẹ có thể được lưu trữ trong một khoảng thời gian nhất định để cho bé bú

Có nên trữ đông sữa mẹ hay không?

Sữa mẹ được trữ đông là cách làm phù hợp với những bà mẹ bận rộn do đi làm, không có điều kiện cho em bé bú thường xuyên. Hoặc cũng có nhiều người có nguồn sữa dồi dào nên tích trữ lại để dùng dần.

Ưu điểm của phương pháp này là: kích thích sữa tiết nhiều hơn, trẻ được duy trì nguồn sữa mẹ liên tục mà không lo gián đoạn. Tuy nhiên, không phải cách trữ đông sữa mẹ nào cũng thực sự tốt và an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Một trong những nguy cơ trẻ có thể gặp phải chính là khả năng bị nhiễm khuẩn cao do dùng sữa trữ đông không đúng cách. Ngoài ra, điều này cũng ít nhiều làm giảm đi các dưỡng chất có trong sữa mẹ. Sữa mẹ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, việc bú sữa đông có thể không còn phù hợp với độ tuổi. Do vậy, các mẹ cần xem xét kỹ để hạn chế những vấn đề này.

vicare.vn-bi-quyet-ra-dong-sua-me-dung-cach-ma-cac-me-can-luu-y-body-2
Tuyệt đối không sử dụng lò vi sóng để rã đông sữa mẹ

Những sai lầm thường gặp khi rã đông sữa mẹ

Dưới đây là một số sai lầm phổ biến mà các bà mẹ hay gặp phải khi rã đông sữa mẹ trước khi cho con bú:

  • Bỏ trực tiếp sữa đang đông lạnh từ tủ đá vào nước ấm nhằm rã đông nhanh: việc làm này khiến cho các dưỡng chất trong sữa thay đổi cấu trúc và thành phần do nhiệt độ bị chuyển đổi đột ngột.
  • Rã đông sữa mẹ bằng cách cho vào nước quá nóng: điều này thực sự tai hại bởi vì nguồn sữa mẹ không còn bổ dưỡng như trước đồng thời trẻ có thể bị bỏng do sữa bị nóng.
  • Thói quen của nhiều người hiện nay là rã đông sữa mẹ trong lò vi sóng. Mặc dù lò vi sóng có thể điều chỉnh nhiệt độ theo ý muốn và phù hợp để làm tan sữa thế nhưng lượng nhiệt tỏa ra không đều khiến sữa chỗ nóng chỗ lạnh. Khi trẻ bú vào sẽ rất nguy hiểm vì hệ tiêu hóa của bé lúc này vẫn còn rất non nớt, chưa hoàn thiện.
  • Bỏ một lượng sữa lớn vào rã đông cùng một lúc, trẻ không bú hết lại cất vô tủ lạnh. Không nên duy trì thói quen này vì sau một lần rã đông sữa mẹ đã không còn nhiều chất dinh dưỡng. Ngược lại, trẻ uống phải sữa đã rã đông trước đó còn có thể làm gia tăng tổn hại đến sức khỏe.
  • Rã đông sữa mới và trộn chung với sữa cũ: việc làm này không hề tiết kiệm hay khoa học mà còn khiến trẻ bị đi ngoài, ảnh hưởng đến thể chất và sự phát triển của con.
vicare.vn-bi-quyet-ra-dong-sua-me-dung-cach-ma-cac-me-can-luu-y-body-3
Đảm bảo nhiệt độ đúng khi rã đông sữa mẹ

Cách rã đông sữa mẹ đúng phương pháp

Đối với sữa ở ngăn đá

  • Trước khi có nhu cầu sử dụng 1 ngày nên để túi sữa đông đá xuống ngăn mát (vẫn giữ nhiệt độ tủ lạnh bình thường). Một cách khác là dùng chậu nước đá lạnh để rã đông sữa mẹ.
  • Dùng tay lắc nhẹ để lớp sữa trong và lớp sữa béo hòa quyện vào nhau. Khi sữa mẹ vắt ra, lượng protein, các enzym, chất béo, đường lactose, vitamin và khoáng chất, kháng thể, ... vẫn được đảm bảo. Do vậy, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm cho trẻ bú nếu thực hiện đúng phương pháp vắt trữ, bảo quản và rã đông.
  • Mẹ ngâm túi sữa (đủ với cữ bú của bé và còn thời gian sử dụng) vào nước ấm ở 40 độ C. Nếu có máy hâm sữa thì càng tiện lợi và an toàn. Đến khi quan sát thấy sữa ấm đều là có thể cho bé bú.

Đối với sữa trữ trong ngăn mát

Với sữa được để trong ngăn mát của tủ lạnh thì chỉ được dùng cho bé bú trong 48 giờ đồng hồ. Phương pháp rã đông sữa mẹ ở hình thức này cũng đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều. Bố mẹ hâm ở nhiệt độ 40 độ C hoặc có thể ngâm bình sữa trong nước ấm 1 thời gian cho đến khi bình sữa ấm đều thì dùng được.

Những điều cần lưu ý sau khi rã đông sữa mẹ

  • Sữa sau khi rã đông và làm ấm, chỉ dùng được trong 1 giờ. Nếu trẻ bú không hết phải vứt bỏ.
  • Không trữ đông lại, hâm lại lượng sữa bú thừa
  • Không pha sữa đã rã đông thừa với sữa mới vắt
  • Không rã đông nhanh sữa trong nước sôi
  • Không lắc mạnh bình sữa để không mất đi dưỡng chất trong sữa

Xem thêm:

  • Tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh
  • Trong sữa mẹ có những gì?