Bí quyết chặn đứng bệnh thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ
Thực tế đã chứng minh, thoái hoá đốt sống cổ không chỉ xảy ra với những người cao tuổi mà còn xuất hiện cả ở người trẻ, đặc biệt là những người làm việc văn phòng, ít vận động.
Bí quyết chặn đứng bệnh thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ
Thực tế đã chứng minh, thoái hoá đốt sống cổ không chỉ xảy ra với những người cao tuổi mà còn xuất hiện cả ở người trẻ, đặc biệt là những người làm việc văn phòng, ngồi máy tính thường xuyên, ít vận động, những người lao động phổ thông, người miền núi thường phải cúi, gùi, vác nặng... Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người trẻ nên có một chế độ ăn uống hợp lý, vận động thư giãn, luyên tập, xoa bóp vai gáy để cho máu được lưu thông tốt, tránh tình trạng bị thoái hóa.
Dinh dưỡng cho người thoái hoá đốt sống cổ
Cần tăng cường sử dụng các loại rau xanh như bắp cải, cà rốt, súp lơ... Bởi, trong bắp cải có chứa vitamin K giúp tái tạo và ngăn ngừa rạn xương; cà rốt và súp lơ chứa nhiều vitamin A, C, E giúp bảo vệ và tăng cường dịch khớp. Đồng thời, ăn nhiều hoa quả như am, bưởi, dứa..., vitamin trong các loại trái cây này không chỉ giúp kháng viêm an toàn mà còn ngăn chặn sự mất sụn và giảm đau khi viêm khớp. Chuối tiêu cũng là một loại trái cây đặc biệt tốt cho những người bị thoái hóa đốt sống cổ, nó cung cấp kali và chất điện phân giúp ngăn ngừa sự thoái hóa xương khớp và tăng hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
5 phút thư giãn đốt sống cổ bạn nên biết
Cách tập rất đơn giản: Hai chân đứng rộng bằng vai, thả lỏng hết cỡ các cơ ở cổ, hai mắt nhìn thẳng, hít thở tự nhiên. Dùng tay mát xa phần cơ sau gáy từ trên xuống dưới. Từ từ chuyển động phần đầu sang trái, thở ra, mắt nhìn sang trái. Sau đó quay về vị trí ban đầu, hít vào. Rồi tiếp tục chuyển động sang phải, mắt nhìn sang phải, thở ra; trở về vị trí ban đầu, hít vào. Ngoài ra, có thể nhún vai, nghiêng bên phải, bên trái, cúi về phía trước, ngửa ra sau và dùng tay mát xa phần cơ sau gáy từ trên xuống dưới. Khi thở ra đầu nghiêng về bên trái, khi hít vào đầu nghiêng về bên phải.
Mỗi lần thực hiện các động tác này nên diễn ra trong ít nhất 5 phút, cứ cách 1 tiếng/ lần. Sau khi thực hiện các động tác trên, tốt nhất nên đi lại một chút hoặc làm các động tác đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng để có thể bổ trợ cho sức khoẻ toàn cơ thể.