Bị ngã khi mang thai tháng cuối mẹ phải làm sao?

Bị ngã khi mang thai là 1 trong những điều khiến cho các mẹ bầu lo ngại, nhất là 3 tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Bà bầu bị ngã có thể dẫn tới nhiều rủi ro cho thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Vậy cách khắc phục bị ngã khi mang thai tháng cuối để không ảnh hưởng đến thai nhi là như thế nào?

Bị ngã khi mang thai tháng cuối mẹ phải làm sao? Bị ngã khi mang thai tháng cuối mẹ phải làm sao?

Bị ngã khi mang thai là 1 trong những điều khiến cho các mẹ bầu lo ngại, nhất là 3 tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Bà bầu bị ngã có thể dẫn tới nhiều rủi ro cho thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Vậy cách khắc phục bị ngã khi mang thai tháng cuối để không ảnh hưởng đến thai nhi là như thế nào?

Bà bầu bị ngã ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Có rất nhiều lý do khiến khi mang thai – đặc biệt những tháng cuối khi thai nhi phát triển lớn, mẹ bầu sẽ cảm thấy vướng víu về cơ thể của mình nên rất dễ bị ngã khi mang thai

Điều này khiến cho mẹ bầu thay đổi trọng tâm về phía trước và khi làm việc, di chuyển hay đi đứng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là trên những bề mặt không bằng phẳng như lề đường và vỉa hè. Hơn nữa, các khớp xương của mẹ bầu trở nên lỏng lẻo hơn bởi relaxin hormone thai kỳ.

Hormone này có lợi cho bà bầu lúc sinh nở bởi nó cho phép các khớp và các mô liên kết ở xương chậu và cổ tử cung sẽ giãn ra trong quá trình rặn đẻ. Nhưng cho đến ngày trọng đại đó, các khớp lỏng lẻo lại khiến mẹ bầu không ổn định trên đôi chân và nhiều khả năng có 1 cú ngã bất ngờ. Ngoài ra, thể lực suy giảm cùng với sự mệt mỏi quá tải trong khi mang thai cũng chính là 1 trong số những nguyên nhân khác.

Trong bụng mẹ, thai nhi được bảo vệ 1 cách chắc chắn trong túi ối và tách biệt với bên ngoài bởi 1 tấm màn che mỏng và khoang bụng. Vì vậy, bị ngã khi mang thai tháng cuối thì bình thường không gây hại cho em bé.

Trường hợp bị ngã khi mang thai nghiêm trọng với các cú va chạm lớn sẽ gây nguy hiểm. Vì vậy, mẹ bầu đi bộ 1 cách cẩn thận để tránh va chạm mạnh, để hạn chế rủi ro cho thai nhi.

HoiBenh.vn-bi-nga-khi-mang-thai-thang-cuoi-body-2
Mẹ bầu đi bộ 1 cách cẩn thận để hạn chế rủi ro cho thai nhi

Bị ngã khi mang thai tháng cuối mẹ phải làm sao?

Chẳng may mẹ bầu bị ngã khi mang thai cuối thì hãy chú ý đến cơ thể. Nếu mẹ bầu cảm thấy có gì bất ổn trong cơ thể như là bị chảy máu âm đạo, co thắt tử cung và thai nhi chuyển động giảm hoặc là cảm thấy đau... hãy đến ngay bác sĩ để được kiểm tra và thăm khám điều này sẽ giúp cho bạn được yên tâm hơn. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nhịp tim, sau đó sẽ siêu âm thai nhi. Việc siêu âm rất quan trọng, bởi vì siêu âm sẽ đưa ra các kết luận dựa trên những cơ sở riêng và mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng và tổn thương ở bạn bị ngã khi mang thai tháng cuối.

Nếu mẹ bầu cảm thấy khó chịu và đau đớn kéo dài, nhận thấy giảm chuyển động của thai nhi hoặc có thể bị xuất huyết âm đạo hay co thắt, tốt hơn hãy gọi ngay cho bác sĩ (những người có thể tư vấn hoặc hẹn bạn 1 cuộc siêu âm để xác nhận trẻ vẫn an toàn). Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu đừng ngại khi yêu cầu sự giúp đỡ từ bạn bè và người thân để đi ra ngoài, tránh các cú bị ngã khi mang thai. Ngoài ra, các mẹ cũng nên sử dụng các đôi giày bằng phẳng, thoải mái, đi chậm rãi và nhớ là vịn lan can khi đi lên và xuống cầu thang nếu như tình trạng cơ thể vướng víu.

Trường hợp không may mắn bị ngã và gãy xương, thì cần phải điều trị bằng tia X-quang hoặc mổ, mẹ bầu cần phải nói ngay cho bác sĩ trước khi tiến hành bất kỳ xét nghiệm hoặc có phương pháp điều trị nào.

HoiBenh.vn-bi-nga-khi-mang-thai-thang-cuoi-body-3
Sau khi bị ngã mẹ bầu hãy đến bác sĩ để được kiểm tra và thăm khám
  • Nếu buộc phải sử dụng tia X –quang ở vùng chậu và vùng bụng của mẹ bầu cần phải được che chắn lại để tránh tia X –quang chiếu vào.
  • Phương pháp gây mê hoặc làm giảm đau cũng có thể cần thiết nếu như gãy xương không nghiêm trọng và chỉ cần tới biện pháp kẹp chân. Tránh sử dụng thuốc gây mê là tốt nhất cho cả 2 mẹ con. Dùng thuốc giảm đau nhưng ở 1 liều lượng tối thiểu.
  • Nếu mẹ bầu buộc phải sử dụng phương pháp gây mê để điều trị gãy xương, thai nhi cần phải được theo dõi 1 cách chặt chẽ.
  • Để tránh các nguy cơ, trong sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu cần tránh chủ quan khi đi đứng. Lựa chọn giày thấp, đế bằng và đi vừa chân để hỗ trợ đi lại tốt nhất.
  • Khi đi toilet hoặc vào nhà tắm cần mở đèn trước khi bước vào, và phải chú ý sàn nhà vì thông thường sàn toilet hay nhà tắm rất hay ướt và dễ bị ngã nếu mẹ bầu không cẩn thận.

Chóng mặt, hoa mắt là 1 trong những nguyên nhân tác động khiến bị ngã khi mang thai tháng cuối của mẹ bầu.

HoiBenh.vn-bi-nga-khi-mang-thai-thang-cuoi-body-4
Chóng mặt là 1 trong những nguyên nhân khiến bị ngã khi mang thai của mẹ bầu

Để hạn chế tác động này nên mẹ bầu thì:

  • Nằm nghiêng sang trái khi ngủ và kê 1 chiếc gối mỏng ở hông. Điều này sẽ tạo điều kiện để các mạch máu được lưu thông hiệu quả hơn. Việc nằm ngửa khiến cho mạch máu bị chèn ép không thể lưu thông dẫn tới thiếu máu lên não gây nên chóng mặt.
  • Mẹ không nên đứng lên hoặc ngồi xuống bất ngờ sẽ dễ bị choáng. Mọi hành động nên nhẹ nhàng và lưu tâm tới yếu tố an toàn nhiều hơn các mẹ.
  • Tránh để cơ thể căng thẳng hoặc mệt mỏi cũng dễ bị ngã khi mang thai.
  • Đừng quên bổ sung vitamin C để cơ thể có thể hấp thu sắt tốt tạo đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể.
  • Cuối cùng mẹ nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất nhằm tránh có thể suy kiệt để có bước đi vững chắc phòng ngừa bị ngã khi mang thai cuối.

Xem thêm:

  • Những vấn đề thường gặp về sức khỏe khi mang thai 3 tháng cuối
  • Cách làm đẹp khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ dành cho mẹ bầu
  • Mang thai 3 tháng cuối có nên đi bộ nhiều không?