Bị nang gan có nguy hiểm không?
Nang gan là một bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng người trưởng thành chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên hầu hết người thường có ít thông tin về bệnh lý này. Nhiều người băn khoăn không biết bệnh nang gan là gì và bị nang gan có nguy hiểm không?
Bị nang gan có nguy hiểm không?
Nang gan là gì?
Gọi là nang bởi trong cơ thể khi tồn tại một ổ trống có thể chứa dịch, máu hoặc không chứa gì và nằm trong gan. Nang gan xuất phát từ những tế bào gan, đường dẫn mật trong gan, mạch máu nuôi gan... Vì vậy, chúng ta thường thấy nang đường mật, nang mạch tại gan.
Bị nang gan có nguy hiểm không?
U nang gan thuộc dạng u lành tính không ảnh hưởng nhiều tới cơ thể. Hầu hết là chung sống hòa bình với u nang.
Trong trường hợp kích thước u nang bé hơn 5 cm thì thường không cần can thiệp phương pháp nào điều trị chỉ cần thường xuyên tầm soát bệnh định kỳ để theo dõi để xác định tốc độ phát triển của u nang phòng ngừa u nang có thể phát triển thành u ác tính.
Trong trường hợp u nang lớn hơn 5cm thì khi này bệnh đã gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng gây đau và mất máu, xuất huyết trong, rối loạn tiêu hóa, vàng da vàng mắt...Khi có những đe dọa có thể vỡ u nang thì rất cần bác sĩ chỉ định cụ thể từ điều trị để giảm các triệu chứng này.
Dấu hiệu của bệnh nang gan là gì?
Hầu hết các nang gan không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu nang trở nên lớn, chúng có thể gây đầy hơi và đau ở phần trên bên phải của bụng. Đôi khi, nang gan có kích thước lớn đến mức bạn có thể cảm thấy chúng trong bụng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh nang gan?
Những nang này thường phát sinh khi một vùng nhỏ các tế bào gan chết hoặc thoái hóa. Nguyên nhân phổ biến nhất là do cao tuổi và chế độ ăn uống, lối sống không lành mạnh. Đôi khi, các nang có thể chứa đầy “chất béo” ở những người bị gan nhiễm mỡ. Trong trường hợp khác, các nang sẽ chứa đầy dịch hoặc chất nhầy. Những nang này không phải là dấu hiệu của bệnh gan vì gan là một cơ quan lớn có rất nhiều các vùng khác chứa các tế bào khỏe mạnh để kích hoạt làm chức năng gan vẫn bình thường.
Nguyên nhân gây ra hầu hết các nang gan chưa được biết rõ. Nang gan có thể do bẩm sinh hoặc có thể hình thành một thời gian sau đó. Chúng thường phát triển chậm và không được phát hiện cho đến khi trưởng thành.
Phát hiện có nang gan cần phải làm gì?
Do nguyên nhân gây bệnh không giống nhau, vì vậy, mức độ nghiêm trọng của bệnh ở từng người cũng không giống nhau và bệnh thường lành tính. Khi nang gan có kích thước nhỏ dưới 4cm, không gây triệu chứng gì (trừ trường hợp nang gan có liên quan đến ung thư di căn của cơ quan khác đi đến gan), vì vậy, ít khi phải điều trị. Tuy vậy, cần phải theo dõi định kỳ 3 tháng kiểm tra lại một lần để xác định mức độ phát triển của nang, chỉ khi nang to lên trên 6cm mới có triệu chứng lâm sàng. Người bệnh có thể có hiện tượng đau ở vùng gan, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Trong trường hợp có biến chứng chảy máu sẽ gây đau nhiều hơn và có biểu hiện thiếu máu. Với trường hợp nang kích thước lớn có thể gây nên hiện tượng kém ăn, buồn nôn, nôn và có thể khó thở do nang làm gan to ra ảnh hưởng đến cơ hoành, đặc biệt là nang do ung thư di căn.
Để được phát hiện sớm bệnh lý gan mật người bệnh cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 -2 lần 1 năm để được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.
Biến chứng của bệnh nan gan
Nang gan có thể chèn ép vào đường mật khiến cho người bệnh vàng da hay chèn vào tĩnh mạch cửa gây tăng áp tĩnh mạch cửa.
Nang có thể bị vỡ hay chảy máu. Vỡ nang có thể tự phát hoặc sau một tác động chấn thương vào vùng gan của người bệnh.
Nếu nang di động, nang có thể bị xoắn. Tình trạng vỡ nang hoặc xoắn nang, chảy máu trong nang thường làm cho người bệnh bắt buộc phải nhập viện.
Nang gan cũng có thể bị bội nhiễm, tạo thành áp-xe gan. Áp-xe gan do nang gan bội nhiễm có chủng loại vi khuẩn tương tự như áp-xe gan do vi trùng sinh mũ, nhưng hai loại áp-xe này có phương hướng điều trị tương đối khác nhau.
Kiểm tra chức năng gan với dịch vụ Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Trong môi trường sống hiện đại ngày nay, với việc phải đối mặt với tình trạng ô nhiiễm môi trường, cùng các thói quen như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng thực phẩm không an toàn khiến nhiều người lo lắng về chức năng gan của mình. Chính vì vậy, HoiBenh Home đã cung cấp một gói xét nghiệm chức năng gan, men gan giúp bạn có thể đánh giá tình trạng của gan thời điểm hiện tại.
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home hiện đang là luồng gió mới trên thị trường y tế, là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, là những nơi có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế cùng hệ thống các phòng lab hiện đại hàng đầu càng nước.
Gói xét nghiệm chức năng gan và men gan này giúp cho bạn có thể đánh giá được tình trạng làm việc của gan, men gan hiện tại để kịp nắm bắt tình trạng sức khỏe và lựa chọn phương pháp điều trị .
Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
- Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, men gan của HoiBenh Home được cập nhật phía cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Những điều cần biết về bệnh nang gan và phương pháp điều trị
- Bị bệnh áp xe gan có nguy hiểm không?