Bị mụn nhọt có nên ăn bí đao không?
Nhiều người truyền tai nhau rằng bí đao có tác dụng làm thành nhiệt, mát gan,... có thể làm tiêu tan các nốt mụn nhọt khó chịu này. Vậy bị mụn nhọt có nên ăn bí đao không? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Bị mụn nhọt có nên ăn bí đao không?
Thời tiết thay đổi thất thường dễ khiến nhiều người bị nổi mụn nhọt gây ngứa ngáy và khó chịu. Để giúp điều trị tình trạng mụn nhọt từ bên trong, bạn cần phải giữ một thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh. Nhiều người truyền tai nhau rằng bí đao có tác dụng làm thành nhiệt, mát gan,... có thể làm tiêu tan các nốt mụn nhọt khó chịu này. Vậy bị mụn nhọt có nên ăn bí đao không? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Mụn nhọt là gì?
Các nốt mụn nhọt hình thành trên da là do viêm nhiễm cấp tính dẫn đến xuất hiện mủ ở nang lông và tuyến mỡ dưới da. Mụn có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng chủ yếu là mọc ở nách, mông, đùi....
Theo Đông y, nguyên nhân dẫn đến hình thành mụn nhọt là do:
- Chất độc thấp nhiệt ẩn vào cơ bắp dưới da và gây mụn nhọt.
- Da bị tổn thương khiến tà độc xâm nhập và hình thành nên các nốt mụn nhọt.
- Ăn uống không khoa học khiến cơ thể bị nóng trong, khí độc ẩn xâm nhập vào nội tạng và gây ra mụn.
Theo Tây y, nguyên nhân dẫn đến hình thành mọn nhọt thường là do:
- Tụ cầu vàng gây nên. Bệnh nhân có thể tự phát bệnh hoặc sau khi cạo râu, chà xát, gãi, xây xước, dùng xà phòng tắm có chất tẩy mạnh lên da dẫn đến hình thành các vết trầy xước... Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong các nang lông và hình thành nên mụn nhọt.
- Bị bệnh béo phì, bị tiểu đường, nghiện rượu bia, bị viêm da bẩn sinh,... cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn nhọt.
Do đó, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng bị mụn nhọt. Người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Nên bổ sung các loại thực phẩm có lợi, giúp mát gan, giải độc và tránh các thức ăn nóng, có chất kích thích khiến mụn nhọt bị sưng to và khó chữa hơn.
Bị mụn nhọt có nên ăn bí đao không?
Bí đao vốn là loại thực phẩm có vị ngọt, tính mát, chứa nhiều vitamin B, C, E. Có công dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc, giảm cân và làm sáng da, giúp da mềm mại, không bị khô. Ngoài ra, bí đao còn có tác dụng làm hết ngứa da, giảm các các nốt mụn nhọt, sang lở, ban chẩn.
Có thể sử dụng bí đao để chữa các bệnh mụn nhọt như sau:
– Chữa mụn nhọt lớn ở lưng: Bạn cắt quả bí đao thành lát dày 1 cm và đắp lên chỗ bị mụn nhọt, cứ để nguyên đến khi nào lát bí khô thì thay lát khác. Cứ liên tục sử dụng như vậy trong vài ngày, nhọt sẽ nhanh chóng biến mất.
– Chữa ung nhọt, nóng trong: Tình trạng này là do cơ thể chứa nhiều độc tố dẫn đến tình trạng nóng trong, dễ mọc mụn nhọt. Nếu bạn bị ung nhọt ở trong thì dùng hạt bí đao cắt nhỏ thành từng miếng mỏng và phơi khô. Lấy khoảng 20g bí đao phơi khô đem đun với nước lã và uống thay nước hàng ngày. Thuốc bí đao sắc sẽ có tác dụng làm tiêu ung nhọt, chữa tràng vị ủng tắc, làm mát gan, thanh nhiệt giải độc.
– Chữa mụn nhọt sang lở: Trường hợp bị mụn nhọt lở loét ngoài da lâu ngày mà không khỏi. Bạn có thể dùng lá bí đao giã nát đắp vào vết mụn lở mỗi ngày 1 lần. Thực hiện đều đặn trong vài ngày sẽ khỏi. Nếu có hiện tượng ngứa thì dùng dây bí đao sắc thật đặc để thấm rửa và ngâm vùng da bị tổn thương hàng ngày.
Ngoài những cách chữa đặc trị trên, bạn có thể bổ sung bí đao vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày bằng cách ăn các món ăn làm từ bí đao và uống nước trà bí đao thường xuyên. Điều này không chỉ giúp bạn mà làm hạn chế việc hình thành các nốt mụn nhọt trên cơ thể mà còn giúp bạn sở hữu một làn da và vóc dáng khỏe đẹp nữa.
Bên cạnh việc điều trị mụn nhọt bằng bí đao. Bạn cũng có thể sử dụng khoai lang, nha đam, mồng tơi, diếp cá để trị mụn nhọt. Hãy tham khảo và áp dụng để cảm nhận được hiệu quả mà các phương pháp chữa bệnh dân gian này mang lại nhé!