Bị gan nhiễm mỡ nên ăn chế độ gì để bệnh không nặng thêm?

Một trong những nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ và khiến bệnh trở nên nặng thêm là do chế độ ăn uống thiếu khoa học và thiếu lành mạnh. Vậy bị gan nhiễm mỡ nên ăn chế độ gì để bệnh không nặng thêm?

Bị gan nhiễm mỡ nên ăn chế độ gì để bệnh không nặng thêm? Bị gan nhiễm mỡ nên ăn chế độ gì để bệnh không nặng thêm?

Một trong những nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ và khiến bệnh trở nên nặng thêm là do chế độ ăn uống thiếu khoa học và thiếu lành mạnh. Vậy bị gan nhiễm mỡ nên ăn chế độ gì để bệnh không nặng thêm?

Gan nhiễm mỡ là gì?

Gan là một bộ phận quan trọng trong cơ thể con người, nó chịu trách nhiệm phá vỡ carbohydrate, tạo glucose và giải độc cho cơ thể. Bên cạnh đó, gan cũng lưu trữ chất dinh dưỡng, tạo ra mật để tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng trong thực phẩm mà con người dung nạp vào cơ thể.

Bình thường, trong gan có một lượng nhỏ chất béo (nhỏ hơn 5% trọng lượng gan). Tuy nhiên, khi lượng chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng gan thì nó sẽ dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ nếu để bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm gan, xơ gan và thậm chí là ung thư gan gây hại cho gan và sức khỏe của con người.

Một trong những nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ và để bệnh tiến triển nặng là do chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt không hợp lý.

Vì vậy, những bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ cần phải hết sức thận trọng và lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình để hạn chế sự phát triển của bệnh.

vicare.vn-bi-gan-nhiem-mo-nen-an-che-do-gi-de-benh-khong-nang-them-body-1

Bị gan nhiễm mỡ nên ăn chế độ gì để bệnh không nặng thêm?

Đối với những người bệnh đang thắc mắc không biết bị gan nhiễm mỡ nên ăn chế độ gì để bệnh không nặng thêm thì các bác sĩ chuyên khoa và các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm sau để kìm hãm sự phát triển của bệnh và để bệnh không nặng thêm. Các thực phẩm người bị gan nhiễm mỡ cần bổ sung bao gồm:

Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể và tốt cho những người gan nhiễm mỡ bao gồm chất béo đơn và chất béo đa.

  • Chất béo không bão hòa đa: Có nhiều trong dầu thực vật, cá hồi, quả óc chó, hạt lanh... giúp hạ mức cholesterol trong máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm viêm, tăng cường trí nhớ và chức năng não bộ.
  • Chất béo không bão hòa đơn: Có nhiều trong các loại rau, các loại hạt, bơ và dầu thực vật. Loại chất béo này có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol xấu.

Thực phẩm nhiều vitamin, chất chống oxy hóa

Một số loại vitamin có thể giúp hạn chế tổn thương gan và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ như:

  • Vitamin E: Vitamin E đóng vai trò là chất chống oxy hóa có khả năng giúp giảm viêm gan, cải thiện lượng men gan và hạn chế gan nhiễm mỡ. Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm như rau cải xanh, hạnh nhân, yến mạch, hạt dẻ, bơ, dầu thực vật, dầu oliu, rau bina, củ cải...
  • Vitamin D: Khi lượng vitamin D trong cơ thể thấp sẽ là yếu tố nguy cơ có thể khiến bệnh gan trở nặng hơn, trong đó có bệnh gan nhiễm mỡ. Vì thế, người bị gan nhiễm mỡ nên bổ sung thêm vitamin D vào chế độ ăn uống của mình. Thực phẩm giàu vitamin D như: ngũ cốc, yến mạch, các loại cá, dầu cá, tôm, các sản phẩm từ sữa...
  • Vitamin B3: có thể giúp chống lại bệnh gan nhiễm mỡ nhờ khả năng làm giảm mức chất béo trong máu. Vitamin B3 có nhiều trong các loại thực phẩm như nấm, quả bơ, đậu xanh, lạc...
  • Vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh kết hợp cùng với vitamin E có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc giải độc cho cơ thể. Hoa quả tươi và các loại nước ép hoa quả như: chanh, bưởi, nho, dâu, táo, lê, việt quất, dưa hấu... là những thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Đồng thời, chất xơ còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, thải độc cho cơ thể, thanh lọc cơ thể.

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch, tiểu đường và táo bón, ung thư, béo phì...

Có 2 loại chất xơ người bị bệnh gan nhiễm mỡ có thể bổ sung bao gồm:

  • Chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại đậu như đậu nành và đậu xanh... hoặc rau và hoa quả tươi ... giúp làm giảm cholesterol và điều hòa lượng đường trong máu.
  • Chất xơ không hòa tan: Chất xơ không hòa tan thường có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, hạt ngũ cốc chưa xay, yến mạch... giúp hút nước, nhu động ruột và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

Bị gan nhiễm mỡ nên kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề bị gan nhiễm mỡ nên ăn chế độ gì để bệnh không nặng thêm thì người bệnh cũng rất muốn biết nên kiêng ăn gì để hạn chế sự phát triển của bệnh và cải thiện tình trạng bệnh.

Theo các chuyên gia thì người bị gan nhiễm mỡ cần hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm nhiều muối

Nếu ăn quá nhiều muối có thể khiến cơ thể giữ nước dư thừa và dẫn đến sự tích tụ chất lỏng ở gan gây tình trạng gan nhiễm mỡ.

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể làm tăng mức cholesterol xấu và giảm mức cholesterol tốt trong cơ thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Những thực phẩm nhiều dầu mỡ bao gồm đồ ăn chiên rán, xào, thức ăn nhanh, đồ ăn sẵn...

  • Thực phẩm nhiều đường và tinh tinh

Các loại thực phẩm nhiều đường như các loại nước ngọt, bánh kẹo... không chỉ gây hại cho gan, mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và bệnh tiểu đường gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.

Các loại thực phẩm nhiều tinh bột như bánh mì, mỳ ống, bánh nướng... có thể làm tăng đột biến đường huyết, gây bệnh gan nhiễm mỡ.

  • Thực phẩm đóng hộp

Những thực phẩm đóng hộp thường chứa chất bảo quản, chất tạo màu, chất làm ngọt... có thể làm tăng chất béo trong máu và gan dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.

  • Thức uống có cồn
vicare.vn-bi-gan-nhiem-mo-nen-an-che-do-gi-de-benh-khong-nang-them-body-2

Những thức uống có cồn như rượu,bia và chất kích thích... được hấp thụ trực tiếp vào máu khiến gan phải lọc thải nhiều hơn có thể làm tổn thương tế bào gan, thúc đẩy gây viêm và gây gan nhiễm mỡ, xơ gan hay thậm chí là ung thư gan.

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn và không nên ăn thì để hạn chế tình trạng gan nhiễm mỡ, người bệnh cũng cần có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên...

Xem thêm:

  • Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
  • Người bệnh gan nhiễm mỡ kiêng gì?
  • Nguy cơ gan nhiễm mỡ khi uống nước ngọt có gas