Bị đái dắt có thể là dấu hiệu của bệnh lậu
Một người bị bệnh đái dắt thường xuất hiện tập hợp các triệu chứng đi tiểu khó khăn, bao gồm: đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu nhỏ giọt và rất ít, có cảm giác đau buốt, nóng rát mỗi lần đi tiểu. Đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh, trong đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lậu.
Bị đái dắt có thể là dấu hiệu của bệnh lậu
Đái dắt là tình trạng luôn muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu rất ít, gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh, trong đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lậu.
Đái dắt có thể là dấu hiệu của bệnh lậu
Một người bị bệnh đái dắt thường xuất hiện tập hợp các triệu chứng đi tiểu khó khăn, bao gồm: đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu nhỏ giọt và rất ít, có cảm giác đau buốt, nóng rát mỗi lần đi tiểu.
Các bác sĩ nhận định, đái dắt là do nhiều nguyên nhân:
- Do tổn thương trực tràng: do viêm trực tràng, ung thư trực tràng,...
- Do tổn thương bộ phận sinh dục nữ: u xơ tử cung, ung thư tử cung, viêm phần sinh dục nữ,...
- Do các nguyên nhân khách quan: Tác dụng phụ của thuốc, tập thể dục quá sức, uống các thực phẩm lợi tiểu, mặc quần quá chật,...
- Các bệnh lây qua đường tình dục, điển hình là bệnh lậu
- Do các bệnh về bàng quang và niệu đạo:
- Viêm bàng quang: biểu hiện qua việc đái buốt, đái dắt, đái ra máu do các tạp khuẩn và lậu cần.
- Ung thư bàng quang: trường hợp này tương đối ít xuất hiện.
- Viêm tuyến tiền liệt: có thể gây bí đái, đái ra mủ, tiền liệt tuyến to, mềm, đau, có thể nặn ra mủ.
- Viêm niệu đạo: do vi khuẩn lậu gây ra, riêng với nữ giới ngoài do vi khuẩn lậu còn do vi khuẩn sống ở âm đạo gây nên tình trạng tiểu buốt, ra mủ.
Đái dắt ngoài việc gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống hàng ngày cho người bệnh còn có nguy cơ nhiễm trùng đường sinh dục, đường tiết niệu, bàng quang và gây ra bệnh lậu. Đây là bệnh xã hội phổ biến và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính với nhiều ảnh hưởng tiêu cực như: gây viêm nhiễm đường tiết niệu; vô sinh; nhiễm trùng máu; viêm mắt, viêm họng, viêm hậu môn; ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và em bé trong bụng mẹ,...
Chính vì vậy, sau khi có những biểu hiện đái dắt, bạn nên cảnh giác và đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Các biện pháp chữa trị đái dắt
Ngay khi phát hiện bệnh bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Ngoài ra, cần thực hiện một số biện pháp sau:
Tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian bị bệnh tránh lây nhiễm với người khác
Không nên uống quá nhiều nước trước khi tham gia các hoạt động mạnh, trước khi đi ngủ.
Hạn chế uống rượu bia và ăn đồ cay nóng
Không sử dụng các chất kích thích, nước có gas, caffein,...
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lí.
Một số mẹo dân gian chữa bệnh đái dắt
Sử dụng bí xanh: bí xanh lấy một miếng tầm 1 bát cơm, gọt vỏ, giã lấy nước cốt, cho một chút muối vào và uống. Bạn cũng có thể ăn bí xanh hàng ngày để chữa bệnh.
Củ sắn dây: Cạo sạch vỏ thái từng miếng sau đó phơi khô và sấy giòn. Giã nhỏ rồi rây mịn hòa với nước uống mỗi ngày.
Bèo cái: Bèo cái bỏ rễ, lấy 1 nắm thài lài, nắm rễ gianh, nắm lá mã đề. Rang vàng tất cả úp xuống chỗ đất đã quét sạch, đợi nguội. Lấy một cốc to cho vào ấm để sắc, pha thêm thìa đường đen vào và uống lúc nguội.
Phượng vĩ thảo: Lấy 20 - 30g phượng vĩ thảo, 550ml nước gạo sắc còn khoảng 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Uống trong vòng 10 đến 15 ngày là đỡ.
Khám bệnh lậu ở đâu?
Phòng khám Sản phụ khoa - Nam khoa 36 Ngô Quyền
Địa chỉ số 36 Ngô Quyền, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Làm việc từ Thứ Hai - Chủ Nhật: 07h30 - 17h30
Phòng khám Sản phụ khoa - Nam khoa 36 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội là phòng khám công lập với mô hình chất lượng cao kết hợp mô hình xã hội hóa y tế, chuyên khoa về sức khỏe sinh sản phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người dân về dịch vụ y tế. Phòng khám Sản phụ khoa - Nam khoa chất lượng cao 36 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội là đơn vị y tế công lập trực thuộc Sở Y Tế Hà Nội được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm đạt tiêu chuẩn "Phòng khám Chuyên khoa Sức khỏe Sinh sản Chất lượng cao của thủ đô".
Phòng khám chuyên điều trị về các bệnh Nam khoa, Sản phụ khoa, các bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục. Để nâng cao chất lượng phục vụ cho bệnh nhân, phòng khám còn xây dựng hệ thống tư vấn và đặt lịch hẹn khám qua mạng trực tuyến giúp người bệnh nhận được những ưu đãi và giảm bớt thời gian chờ đợi và các thủ tục rườm rà khi đến khám.
Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản Hà Nội
Địa chỉ số 38 Cảm Hội, Đống Mác, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Thời gian làm việc từ Thứ Hai - Chủ Nhật: 08h00 - 20h00
Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế, sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế. Trung tâm có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế về công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản của thành phố, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về chăm sóc sức khoẻ sinh sản trên địa bàn thành phố. Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản Hà Nội là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng.
Ngoài những chức năng nhiệm vụ được giao Trung tâm còn thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật và tư vấn về chăm sóc sức khỏe phụ nữ, sức khỏe bà mẹ; kế hoạch hóa gia đình; phá thai an toàn; phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và nam học; dự phòng điều trị vô sinh,...
Với tất cả sự nỗ lực không ngừng, trong những năm qua, Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản Hà Nội đã và đang là đơn vị xuất sắc toàn diện về chăm sóc sức khoẻ sinh sản cũng như là điểm đến tin cậy cho nhiều bệnh nhân đón nhận các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản nam nữ.
Bài viết này HoiBenh đã cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết về bệnh đái dắt và nguy cơ gây ra bệnh lậu từ đái dắt. Nếu có những triệu chứng trên, HoiBenh khuyên bạn nên đến các cơ sở y tế để được chữa trị sớm nhất.
Xem thêm:
- Biểu hiện bệnh lậu mạn tính ở nam giới
- Bệnh lậu tái phát như thế nào?