Bệnh viêm tai giữa mạn tính có chữa được không?

Rất nhiều người mắc phải bệnh viêm tai giữa nhưng do không biết, do chủ quan hay tự ý mua thuốc về điều trị...dẫn đến bệnh viêm tai giữa nặng hơn chuyển từ cấp tính sang mạn tính. Vậy bệnh viêm tai giữa mạn tính có chữa được không?

Bệnh viêm tai giữa mạn tính có chữa được không? Bệnh viêm tai giữa mạn tính có chữa được không?

Rất nhiều người mắc phải bệnh viêm tai giữa nhưng do không biết, do chủ quan hay tự ý mua thuốc về điều trị...dẫn đến bệnh viêm tai giữa nặng hơn chuyển từ cấp tính sang mạn tính. Vậy bệnh viêm tai giữa mạn tính có chữa được không?

Viêm tai giữa mạn tính là gì?

Là tình trạng nhiễm trùng kéo dài một phần hoặc toàn bộ tai giữa, minh chứng bằng sự tiết dịch viêm liên tục của tai giữa và sự xuất hiện các lỗ thủng rộng ở màng nhĩ và không có sự liền trở lại. Bệnh xảy ra khi những đợt viêm tai giữa cấp tính không được điều trị thích hợp.

Viêm tai giữa mạn tính thường có 2 loại: Viêm tai giữa mạn tính dịch nhầy và Viêm tai giữa chảy mủ mạn tính.

- Viêm tai giữa mạn tính dịch nhầy: Thường gặp ở trẻ em 3-10 tuổi, khi thấy tai chảy dịch nhầy như dịch mũi, nếu lâu ngày không lau tai sạch và dùng thuốc điều trị thì tai sẽ có sự xuất hiện của các thành dịch mủ. Những trường hợp này phải tiến hành điều trị sát khuẩn hàng ngày kết hợp điều trị mũi xoang, hoặc nạo V.A.

- Viêm tai giữa chảy mủ mạn tính: Là loại viêm tai giữa nhiễm khuẩn thường gây tổn thương hệ thống xương con trong hòm nhĩ, phá hủy mê nhĩ từ đó gây ra các biến chứng sọ nãonặng như: viêm tắc xoang tĩnh mạch bên, viêm màng não, áp xe tiểu não,...

vicare.vn-benh-viem-tai-giua-man-tinh-co-chua-duoc-khong-body-1

Các triệu chứng của viêm tai giữa mạn tính

- Hầu hết người bệnh ở giai đoạn này thì màng nhĩ đã thủng.

- Có hiện tượng chảy dịch nhầy, mủ bên tai kéo dài từ 6-12 tuần.

- Giảm thính lực

- Các triệu chứng kém theo như: sốt, đau đầu, chóng mặt khi có các biến chứng xâm lấn xương thái dương hoặc hộp sọ.

>>> Xem thêm: Biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
vicare.vn-benh-viem-tai-giua-man-tinh-co-chua-duoc-khong-body-2

Người bị viêm tai giữa thường xuyên cảm thấy đau đầu chóng mặt.

Vậy bệnh viêm tai giữa mạn tính có chữa được không?

Các phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa.

- Điều trị tại chỗ: bằng cạc rửa tai, nhỏ thuốc kháng sinh...nhưng với phương pháp này thường chậm và đem lại hiệu quả không cao.

- Thực hiện điều trị nội khoa: Thông thường mỗi đợt điều trịn nội khoa sẽ kéo dài trung bình 2 tuần với kháng sinh đường uống hoặc tĩnh mạch.

- Điều trị bằng phẫu thuật:

+ Phẫu thuật vá nhĩ trong trường hợp này người bệnh phải đáp ứng điều trị nội khoa, tai khô, không có tổn thương chuỗi xương con.

+ Phẫu thuật vá nhĩ, chỉnh hình xương con sẽ giúp người bệnh phục hồi cấu trúc giải phẫu màng nhĩ, phục hồi thính lực trong trường hợp màng nhĩ thủng có tổn thương chuỗi xương con.

+ Phẫu thuật khoét rỗng đá chủm (mastoidectomy) trong trường hợp có cholesteatoma hoặc trường hợp không có cholesteatoma nhưng chảy tai kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa.

Tóm lại, viêm tai giữa mạn tính có chữa được không? tùy thuộc rất nhiều ở chính bản thân người bệnh. Nếu người bệnh tuân thủ và làm đúng những điều bác sĩ hướng dẫn thì bệnh có thể vẫn có thể điều trị .

>>> Xem thêm: Viêm tai giữa mạn tính có nguy hiểm không?

vicare.vn-benh-viem-tai-giua-man-tinh-co-chua-duoc-khong-body-3

Đối với bệnh nhân bị viêm tai giữa mạn tính, cần phải

- Luôn giữ tai khô, tránh tình trạng để nước chảy vào tai.

- Khi đã biết khả năng bản thân đã bị bệnh viêm tai giữa không biết mình đang ở cấp độ nào thì cũng nên nhanh chóng đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để được điều trị kịp thời ngăn ngừa biến chứng xâm lấn hoặc sự tái phát của bệnh.

Bệnh viêm tai giữa mạn tính có chữa được không? Câu trả lời là vẫn có nhiều khả năng chữa được nhưng bản thân người bệnh cần phối hợp và tuân theo những chỉ định của bác sĩ. Dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh viêm tai giữa gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày vì vậy khi có những triệu chứng của bệnh cần đi khám và điều trị kịp thời không để tình trạng bệnh đến mạn tính gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền bạc, công việc.

>>> Xem thêm: Người bị bệnh viêm tai giữa dùng kháng sinh gì?